Doanh nghiệp tại Việt Nam đang có nhu cầu đăng ký và hoạt động theo hình thức là một công ty cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng sẽ cần chú ý những nội dung gì? những quy định áp dụng trong trường hợp đăng ký ngành nghề này là gì?
Mục lục bài viết
1. Thông tin tín dụng là gì?
Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 03/2013/TT-NHNN có giải thích về cụm từ “thông tin tín dụng”, cụ thể như sau:
‘Thông tin tín dụng là các thông tin về khách hàng vay và những thông tin liên quan đến khách hàng vay tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.’
Thông tin tín dụng, theo nghĩa hẹp, được hiểu là các thông tin về khả năng trả nợ của cá nhân hoặc công ty được xem xét bởi các ngân hàng trước khi quyết định cho vay. Theo nghĩa rộng hơn, thông tin tín dụng là các dữ liệu, số liệu, dữ kiện và tin tức liên quan của khách hàng vay tại tổ chức cấp tín dụng. Thông tin tín dụng có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại.
Theo Quy định tại Thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28/01/2013 và Thông tư sửa đổi số 27/2017/TT-NHNN ngày 31/12/2017 của Thống đốc NHNN Việt Nam V/v Ban hành Quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam, khách hàng vay có các quyền và nghĩa vụ sau:
1) Khai thác miễn phí thông tin tín dụng về bản thân một lần trong một năm, bao gồm các chỉ tiêu thông tin tín dụng:
a. Thông tin nhận dạng khách hàng vay là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể; thông tin nhận dạng khách hàng vay là doanh nghiệp, tổ chức khác; thông tin nhận dạng chủ thẻ tín dụng;
b. Thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng vay;
c. Thông tin tình trạng tài khoản thẻ tín dụng;
d. Thông tin bảo đảm tiền vay;
2) Sử dụng các sản phẩm thông tin tín dụng khác về bản thân theo hướng dẫn của CIC.
3) Yêu cầu CIC, tổ chức tín dụng, tổ chức khác có liên quan xem xét, điều chỉnh dữ liệu thông tin tín dụng về bản thân nếu phát hiện có sai sót.
4) Khiếu nại khi phát hiện thông tin tín dụng của mình có sai sót theo quy định.
5) Khách hàng vay có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin tín dụng cho CIC hoặc tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác có liên quan trong quá trình xử lý khiếu nại.
6) Thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của CIC.
Thông tin tín dụng tiếng Anh là Credit information.
Một số thuật ngữ có liên quan đến lĩnh vực này như sau:
CIC là một tổ chức được ngân hàng nhà nước Việt Nam thành lập. CIC là một tổ chức được lập ra với nhiệm vụ là thu thập thông tin về tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam. Mục đích của việc này là nhầm để lập ra hồ sơ khách hàng có giao dịch vay vốn, tín dụng với các ngân hàng, tổ chức tín dụng. CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center trong tiếng Anh. Dịch ra tiếng Việt thì Credit Information Center có nghĩa là Trung tâm thông tin tín dụng.
ATM: abbreviation of Automated Teller Machine: a machine, usually in a wall outside a bank, from which you can take money out of your bank account using a special card. – Máy rút tiền tự động ATM: viết tắt của từ Automated Teller Machine: một loại máy thường được dựng bên ngoài ngân hàng, để bạn có thể rút tiền từ nó ra khỏi tài khoản ngân hàng bằng một loại thẻ đặc biệt.
Credit card: a small plastic card which can be used as a method of payment, the money being taken from you at a later time. – Thẻ tín dụng: một chiếc thẻ nhựa nhỏ có thể sử dụng như một phương thức thanh toán, tiền sẽ được thu từ bạn vào một khoảng thời gian sau.
Loan: a sum of money which is borrowed, often from a bank, and has to be paid back, usually together with an additional amount of money that you have to pay as a charge for borrowing. – Khoản vay: số tiền được cho vay, thường từ ngân hàng và phải được hoàn trả lại, thường đi cùng với một khoản tiền thêm vào mà bạn phải trả như một khoản phí để vay tiền.
2. Vai trò của thông tin tín dụng:
Trước hết, thông tin tín dụng có vai trò góp phần làm giảm sự bất cân xứng về thông tin giữa bên vay và bên cho vay, cho phép bên cho vay đánh giá rủi ro chính xác hơn và cải thiện chất lượng hoạt động tín dụng. Thực tiễn hoạt động ngân hàng ở Việt Nam cho thấy, vấn đề đáng quan tâm là sự bất cân xứng thông tin giữa NHTM với khách hàng vay gây ra rủi ro cho các ngân hàng thương mại.
Thật vậy, các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc nắm bắt các thông tin của khách hàng vay như tình trạng pháp lý, mức độ tín nhiệm, năng lực tài chính, hiệu quả của dự án sử dụng tiền vay và khả năng trả nợ… Điều này dẫn đến rủi ro trong việc quyết định cấp tín dụng là khả năng cấp tín dụng cho dự án tồi và từ chối cấp tín dụng cho dự án tốt. Ngược lại, khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc hiểu biết các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp đáp ứng mục đích sử dụng tiền vay của mình.
Nhằm phòng tránh những rủi ro, các ngân hàng thương mại thường sử dụng cơ chế sàng lọc nhằm lựa chọn dự án tốt, khách hàng tốt để cho vay. Cơ chế sàng lọc bao gồm hàng loạt những thông tin tín dụng của khách hàng về tình trạng pháp lý, mức độ tín nhiệm, năng lực tài chính, khả năng trả nợ…
Sau khi đã cấp tín dụng (giải ngân) cho khách hàng, NHTM còn gặp rủi ro là khách hàng luôn có xu hướng muốn thực hiện việc đầu tư rủi ro hơn nhằm có được khoản lợi nhuận lớn nếu việc đầu tư thành công. Rủi ro này được một số nhà nghiên cứu cho là rủi ro đạo đức, xuất phát từ tâm lý ỷ lại hay chủ nghĩa cơ hội sau hợp đồng. Nhằm phòng tránh rủi ro, các NHTM dùng nhiều cơ chế, trong đó có cơ chế giám sát. Trong cơ chế này, ngân hàng thu thập và sử dụng nhiều TTTD của khách hàng từ các thông tin theo thỏa thuận trong hợp đồng, từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thị trường chứng khoán (TTCK), đối thủ cạnh tranh, công ty thông tin tín dụng, công ty xếp hạng tín nhiệm…
Bên cạnh đó, TTTD còn có vai trò gia tăng hiệu quả tín dụng, giảm nợ xấu ngân hàng. Nghiên cứu về hiệu quả của TTTD, Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra một chỉ số, gọi là chỉ số TTTD, có giá trị từ 0 đến 6. Giá trị càng cao thể hiện hoạt động TTTD càng hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng cường chia sẻ thông tin với năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế.
Theo đó, cứ thêm 1 điểm trong chỉ số TTTD thì sẽ tăng tương ứng 0,9% GDP và 0,7% năng suất lao động. Đồng thời, điều tra của WB năm 2001-2002 tại 34 nước về hiệu quả sử dụng TTTD cho thấy, hệ thống TTTD làm giảm thời gian xử lý, giảm chi phí, giảm nợ xấu trong hoạt động tín dụng.
Ngoài ra, trong hoạt động tín dụng, thông tin tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro cho hoạt động tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
3. Điều kiện hoạt động thông tin tín dụng:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thông tin tín dụng tại Việt Nam:
Yêu cầu về cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải được đáp ứng một cách đầy đủ.
Công ty thông tin tín dụng phải thiết lập, duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau:
- Có tối thiểu 02 đường truyền (leased line) để bảo đảm duy trì việc truyền đưa liên tục thông tin số
- Có trang thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến phù hợp với mặt bằng công nghệ hiện tại của hệ thống tổ chức cấp tín dụng; có khả năng tích hợp và kết nối được với các tổ chức cấp tín dụng
- Có hệ thống máy chủ đủ lớn, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật để cập nhật, xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng, làm dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5 triệu khách hàng vay
- Có phương án bảo mật, an toàn thông tin
- Có phương án dự phòng thảm họa, đảm bảo không bị gián đoạn các hoạt động nghiệp vụ chính quá 4 giờ làm việc
Có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng:
Đối với doanh nghiệp thành lập kể từ ngày 15/4/2010 (ngày Nghị định số 10 có hiệu lực), vốn điều lệ phải được góp đủ ngay khi thành lập, cụ thể:
- Trường hợp góp vốn bằng đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, doanh nghiệp phải gửi toàn bộ tài sản này vào tài khoản mở tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tài khoản này không được phép sử dụng cho đến khi có Giấy chứng nhận hoặc văn bản không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước
- Trường hợp góp vốn bằng tài sản khác, phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá chuyên nghiệp hoạt động tại Việt Nam
- Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 15/4/2010, phải có xác nhận của một tổ chức kiểm toán hoạt động tại Việt Nam về vốn điều lệ thực tế của doanh nghiệp
Với những yêu cầu trên doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ hoặc cần thay đổi sẽ tiến hành thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh để doanh nghiệp có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hiện tại khi đăng ký ngành nghề này.
Yêu cầu có đội ngũ quản lý là những người có trình độ chuyên môn về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, cụ thể:
Quy định đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Thành viên hợp danh
* Có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó: có ít nhất 50% số thành viên có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất ba (03) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin
Quy định đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên
* Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất ba (03) năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin;
Quy định yêu cầu đối với Tổng Giám đốc (Giám đốc)
* Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 03 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.
Quy định yêu cầu đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)
* Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.
Quy định yêu cầu đối với thành viên ban kiểm soát
* Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành tài chính, ngân hàng và có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
* Thời gian làm việc trực tiếp trong lĩnh vực công tác quy định tại các nội dung trong 1.3 nêu trên là thời gian được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc phân công làm việc trong lĩnh vực đó
* Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại mục 1.3 nêu trên, người được bổ nhiệm vào các chức danh thuộc đội ngũ quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định pháp luật hiện hành.
4. Có phương án kinh doanh khả thi và không được kinh doanh ngành nghề nào khác ngoài nội dung hoạt động thông tin tín dụng quy định tại Nghị định số 10.
5. Có tối thiểu 20 ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng và các ngân hàng này không cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho Công ty thông tin tín dụng khác hoạt động theo Nghị định số 10, trừ trách nhiệm cung cấp thông tin tín dụng bắt buộc cho Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (say đây viết tắt là Trung tâm Thông tin tín dụng).
Có văn bản thoả thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa Công ty thông tin tín dụng với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết, trong đó phải có những nội dung tối thiểu sau:
- Nội dung, phạm vi thông tin tín dụng được cung cấp
- Thời gian, địa điểm, phương thức cung cấp, truyền đưa thông tin, dữ liệu, sản phẩm thông tin tín dụng
- Nguyên tắc, phạm vi, mục đích sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng
- Nghĩa vụ
thông báo cho khách hàng vay về việc sử dụng thông tin tín dụng của khách hàng vay - Trách nhiệm của các bên trong việc điều chỉnh, sửa chữa sai sót trong quá trình cập nhật, truyền đưa, xử lý, lưu giữ, khai thác sử dụng thông tin
- Trách nhiệm của các bên trong việc rà soát, đối chiếu, kiểm tra chất lượng và lưu giữ thông tin tín dụng
- Trách nhiệm và sự phối hợp của các bên khi giải quyết khiếu nại của khách hàng vay
- Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp
- Hiệu lực của văn bản thoả thuận và đơn phương chấm dứt việc thực hiện thoả thuận
- Các quyền, nghĩa vụ khác của các bên trong quá trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng.
Kết luận: Thông tin tín dụng là các vấn đề liên quan đến khách hàng vay tại các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng thương mại, vì vậy để hoạt động thông tin ứng dụng thì cần đáp ứng theo quy định pháp luật nêu trên để đảm bảo đủ năng lực và kinh nghiệm để hoạt động công việc này.