Khái quát về yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể? Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể?
Tranh chấp lao động mang bản chất của tranh chấp dân sự, ở đó, các bên có quyền tự do ý chí, định đoạt , thương lượng và có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết phù hợp để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Chính vì, điều đó, pháp luật trao cho họ- người lao động, tập thể người lao động, người sử dụng quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và quyền đó được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định (đối với tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền). Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích quy định của Bộ luật lao động hiện hành về: Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Khái quát về yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể?
Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. (Điểm b, Khoản 1, Điều 179 Bộ luật lao động).
Khái niệm về giải quyết tranh chấp lao động tập thể đã được Luật Dương Gia giải thích trong các bài viết khác, nhìn chung, chúng tôi đều thống nhất: Giải quyết tranh chấp tập thể có thể hiểu là việc các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động; khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, duy trì và củng cố quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất.
Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là quyền của cá nhân tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động được pháp luật trao, cho phép họ được đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa họ về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên.
Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động phát sinh dựa trên các căn cứ khác nhau. Trước hết phải theo nguyên tắc: Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Như vậy, quyền yêu cầu hòa giải của tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động sẽ không có vướng mắc gì để bàn tới, tuy nhiên, đối với yêu cầu toà án hoặc Hội đồng trọng tài giải quyết, thì yêu cầu đó chỉ được diễn ra khi: hòa giải không thành hoặc hết thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
– Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
– Yêu cầu Tòa án giải quyết.
Quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể thể hiện nguyên tắc: Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý (Khoản 5, Điều 180 Bộ luật lao động).
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể?
Khái niệm về thời hiệu được Bộ luật dân sự giải thích rằng: Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. (Khoản 1, Điều 149).
Từ định nghĩa này, có thể hiểu: Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là thời hạn luật định mà khi kết thúc thời hạn đó thì tập thể lao động, người sử dụng lao động trong tranh chấp lao động mất quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của mình.
Theo quy định của Bộ luật lao động, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể chỉ đặt ra đối với yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền và không đặt ra đối với yêu cầu giải quyết tranh chấp tập thể về lợi ích. Vấn đề được đặt ra là tại sao?
Xuất phát từ sự khác nhau trong bản chất về tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, theo đó:
– Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:
+ Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
+ Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
+ Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
– Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
+ Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
+ Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp lao động tập thể về quyền thường phát sinh do có hành vi cố ý vi phạm của một bên, mà bên còn lại cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng. Do đó, việc đặt ra vấn đề thời hiệu nhằm rằng buộc trách nhiệm của chủ thể yêu cầu, chủ động thực hiện quyền, nhanh chóng ổn định các quan hệ lao động.
Khác với tranh chấp lao động tập thể về quyền, bản thân tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thường phát sinh do việc không tìm được “tiếng nói chung” trong thỏa thuận, thương lượng, không có thỏa ước lao động tập thể, đồng thời, đối tượng của tranh chấp là một lợi ích (thêm, so với những gì đã có hoặc chưa có), vì vậy, pháp luật lao động tư
Thời hiệu cầu giải quyết tranh chấp tập thể về quyền được quy định tại Điều 194 Bộ luật lao động, cụ thể:
– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
Khác với
Một điểm đặc biệt có thể lưu tâm ở đây là, theo quy định tại Khoản 4, Điều 190 Bộ luật lao động về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: “Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.” Tuy nhiên, đối với thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền lại không quy định về trường hợp này, điều này đồng nghĩa với việc, cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền sẽ không chấp nhận bất kỳ trường hợp nào về việc yêu cầu không đúng thời hạn. Phải chăng đây có thể là một vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp luật về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.