Trong các quan hệ kinh doanh thương mại, doanh nghiệp sẽ không thể nào tránh khỏi các tranh chấp mặc dù không hề mong muốn nó xảy ra. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thời hiệu khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại?
Mục lục bài viết
1. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại:
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án là việc cơ quan tài phán của nhà nước, mang ý chí quyền lực nhà nước, giải quyết các tranh chấp theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Các phán quyết của tòa án mang tính cưỡng chế cao, được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Hiệu lực bản án, quyết định có giá trị pháp lý cao, buộc các bên phải thực hiện. Thông qua cơ quan tài phán là tòa kinh tế, nhà nước bảo đảm các tranh chấp kinh doanh thương mại được giải quyết một cách công băng, khách quan, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, ổn định được xã hội. Nội dung của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án bao gồm các chế định sau: Thẩm quyền của tòa án đối với việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại, thời hiệu khởi kiện, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án, các quyên và nghĩa vụ của các bên có tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, cơ chế bảo đảm thi hành các phán quyết của tòa án về tranh chấp kinh doanh thương mại.
Điều 150 khoản 3 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Điều 184 khoản 1 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Điều 319
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án:
Các bên tranh chấp khởi kiện ra tòa án nhân dân có thể dưới hình thức bằng văn bản. Trước khi tiến hành xét xử, tòa án có trách nhiệm hòa giải để các bên có thể đạt được thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Nguyên đơn, bị đơn, luật sư hoặc người đại diện bắt buộc phải có mặt tại phiên hòa giải theo giây triệu tập. Phiên hòa giải bắt buộc này được tổ chức để hai bên thỏa thuận toàn bộ vấn đề về tranh chấp, theo tinh thần tự do, đánh giá mọi khía cạnh của vân để Nếu sau quá trình hòa giải hai bên không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp hoặc một trong hai bên vắng mặt thì Tòa án sẽ đưa vụ tranh chấp ra xét xử Tòa án dựa trên các chứng cứ mà các bên cung cấp và những chứng cử, nhân chứng do Tòa án thu thập để đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Tòa án chỉ được tiến hành tố tụng trong một khoảng thời gian nhất định. Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thầm, các bên có quyền kháng cáo, viện kiểm sát có quyền kháng nghị lên Tòa cấp trên trực tiếp của tòa sơ thẩm, để tòa án cấp trên giải quyết vụ án theo trình tự, thủ tục phúc thẩm. Việc pháp luật quy định trình tự trên để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là hợp lý và cần thiết. Trình tự này tạo thành một thể thống nhất, một quy trình logic có tác dụng giải quyết án kinh doanh thương mại một cách chặt chẽ, bài bản, công băng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có tranh chấp.
Bên cạnh đó, pháp luật còn có quy định về các quyền và nghĩa vụ của các bên có tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Đương sự có quyền, nghĩa vụ chung quy định tại Điều 70 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Ngoài ra còn có quyền, nghĩa vụ riêng đối với từng tư cách tố tụng, cụ thể: nguyên đơn có quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 71 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, bị đơn có quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 72 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 73 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Việc thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của đương sự trong quá trình tô tụng sẽ giúp xác định những mối quan hệ cơ bản trong quá trình tố tụng, địa vị pháp lý của từng đương sự, đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự nói chung, vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại nói riêng được tiến hành đúng theo trình tự và giải quyết đúng đắn vụ việc.
3. Các nguyên tắc tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án:
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự. Về nguyên tắc, các quan hệ kinh doanh thương mại là những quan hệ được xác lập một cách tự nguyện, xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của các nhà đầu tư mà không có bất cứ sự cưỡng ép, đe dọa nào. Các quan hệ kinh tế này hay các hợp đồng kinh tế hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận, không trái với các quy định của pháp luật cũng như trái với các quy phạm đạo đức xã hội và được nhà nước bảo hộ. Vì vậy, khi phát sinh tranh chấp, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự thể hiện trong suốt các giai đoạn của quá trình tố tụng. Đương sự có thể khởi kiện, không khởi kiện, trong quá trình giải quyết có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình, hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện. Nếu không đồng ý với phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm, họ có thể kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực của tòa. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các nhà đầu tư, khuyến khích họ hòa giải trước khi có đơn khởi kiên tại tòa án, tự hòa giải trước khi tòa án mở phiên tòa, tôn trong quyên tự hòa giải của các đương sự khi xảy ra tranh chấp.
Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật. Bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng kinh tế cũng thể hiện sự bình đẳng trong các mối quan hệ kinh tế. Đó là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi giải quyết tranh chấp, tòa án không phân biệt các bên thuộc loại hình doanh nghiệp nào, thuộc thành phần kinh tế nào. Với nguyên tắc này, các tổ chức, cá nhân sẽ yên tâm và mạnh dạn hơn trong đầu tư, sản xuất kinh doanh, khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong thực tế, không phải lúc nào đương sự cũng thực hiện được quyền này. Có nhiều trường hợp, do trình độ hiểu biết của đương sự có hạn, họ không sử dụng được hết các quyền của mình. Có trường hợp, do sự không hiểu biết pháp luật, đương sự đã vi phạm việc chấp hành pháp luật trong qua trình tiến hành tổ tung của Tòa án.
Thứ ba, nguyên tắc tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh và thu thập chứng cứ. Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại Điều 6 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, thẩm phán không tiến hành điều tra vụ việc tranh chấp, mà các đương sự phải cung cấp các chứng cứ. Thẩm phán chỉ xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp nhất định để làm rõ thêm yêu cầu của các bên, bảo đàm giải quyết tranh chấp một cách chính xác, khách quan. Pháp luật đã quy định đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Chi trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chúng cử và có yêu cầu thì Thẩm phán mới tự mình thu thập chứng cứ Việc cung cấp đầy đủ chứng cứ chúng mình của các đương sự góp phần giúp cho hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án được chính xác và công bằng.
Thứ tư, nguyên tắc hòa giải. Do đặc điểm của tranh chấp kinh doanh thương mại là phản ánh các lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh doanh, nên hòa giải được xem là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu, có tính bắt buộc trong tố tụng kinh tế. Khi có tranh chấp xảy ra, các bên tự tiến hành hòa giải với nhau, khi không hòa giải được, các bên mới yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, khi Tòa án đã thụ lý vụ tranh chấp, các bên vẫn có thể tiến hành hòa giải dưới sự hướng dẫn, công nhận của thẩm phán. Chỉ khi nào việc hòa giải không thành, thẩm phán mới đưa vụ việc ra xét xử. Tại phiên tòa, thẩm phán cũng vẫn tiếp tục tạo điều kiện cho các bên có tranh chấp hòa giải với nhau.
Thứ năm, nguyên tắc xét xử kịp thời và công khai. Điều 15 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định nguyên tắc này, đảm bảo cho việc xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại được kịp thời, công bằng, công khai. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể về thời hạn trong từng giai đoạn tố tụng như thời hạn thụ lý, thời hạn thu thập chứng cứ và đưa vụ việc ra xét xử, thời hạn tống đạt các văn bản tố tụng, thời hạn kháng cáo kháng nghị … nhằm giải quyết vụ án trong khoảng thời gian nhất định, không bị trì hoãn, kéo dài. Tòa án xét xử công bằng khi quyền của các bên tham gia tố tụng được đảm bảo, đùng trình tự, thủ tục luật định. Tòa án xét xử công khai, vừa đảm bảo cho nhân dân có thể kiểm tra, giám sát được hoạt động của tòa án, vừa đảm bảo cho hoạt động xét xử được tiến hành đúng đắn và nâng cao trách nhiệm của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đối với việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thương mại năm 2005;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.