Các vấn đề liên quan đến việc thi hành án dân sự. Thời hạn yêu cầu thi hành án dân sự? Thời hạn ra quyết định thi hành án dân sự?
Hiện nay, số lượng các vụ án dân sự ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều. Mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi giữa các cá nhân ngày càng lớn. Điều này đặt ra dấu hỏi về các vấn đề liên quan đến việc thi hành án dân sự như: Thời hạn yêu cầu thi hành án và thời hạn ra quyết định thi hành án là bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Các vấn đề liên quan đến việc thi hành án dân sự:
– Từ xưa đến nay, từ khi con người xuất hiện đã luôn tồn tại những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá thể với nhau. Chính vì để điều tiết những xung đột, mâu thuẫn đó, Nhà nước đã được hình thành. Rồi Nhà nước cho ra đời pháp luật.
– Pháp luật không chỉ giải quyết và điều tiết những hành vi xâm hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người, mà còn đưa ra phương án điều chỉnh dung hòa những tranh chấp, mâu thuẫn xung đột về lợi ích về tài sản, nhân thân giữa các cá thể với nhau. Người ta gọi là tranh chấp dân sự. Đứng trước những mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến vấn đề dân sự, pháp luật cần can thiệp và đưa ra những định hướng giải quyết. Tức khi có yêu cầu, kiến nghị (hay nói cách khác là đơn khởi kiện) của người dân gửi lên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết. Yêu cầu đưa ra quyết định giải quyết vấn đề của người dân, người ta gọi là thi hành án. Phương hướng giải quyết là quyết định thi hành án của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
– Về cơ bản, có thể hiểu, thi hành án là việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án sau khi các cá nhân hay tổ chức có phát sinh tranh chấp, yêu cầu Tòa án giải quyết và Tòa án đã ra bản án, quyết định về vấn đề đó.
– Thi hành án dân sự có các đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Thi hành án dân sự là một dạng hoạt động mang tính hành chính – tư pháp của nhà nước , thể hiện quyền lực nhà nước, do Chi cục thi hành án dân sự và Thừa phát lại thực hiện, bảo đảm hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
+ Thi hành án dân sự chủ yếu là thi hành các quyết định của Tòa án mang tính chất tài sản – đặc trưng của quan hệ dân sự, vì vậy, quyền tự định đoạt của đương sự luôn được tôn trọng trong suốt quá trình thi hành án.
+ Chủ thể thực hiện hoạt động thi hành án dân sự là cơ quan, tổ chức thi hành án dân sự mà cụ thể là các chấp hành viên hoặc các thừa phát lại.
+ Cơ quan thi hành án có thể lựa chọn biện pháp thích hợp để việc thi hành án được nhanh chóng, đạt hiệu quả trên cơ sở thỏa thuận của các đương sự.
Như vậy, có thể thấy, thi hành án dân sự là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử, có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó. Thi hành án dân sự là hoạt động có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức như Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan công án, các tổ chức tín dụng- ngân hàng, cơ quan- đơn vị người phải thi hành án làm việc,…Nó có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các mối quan hệ tranh chấp dân sự giữa các chủ thể với nhau. Từ đó, góp phần rất lớn vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
2. Thời hạn yêu cầu thi hành án dân sự:
Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự và Điều 4 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/ NĐ- CP. Cụ thể như sau:
– Người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trường hợp bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay thì thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự vẫn được tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
– Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định của Chính phủ số 33/2020/NĐ-CP, trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc xảy ra trở ngại khách quan nên không thể yêu cầu thi hành án dân sự đúng thời hạn thì đương sự có quyền gửi đơn đề nghị thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án xem xét chuyển đổi hình thức, chuyển giao bắt buộc, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp thì phải có văn bản hợp pháp chứng minh thời gian chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án.
– Đối với các trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan khác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu hợp pháp khác để chứng minh. Khi nhận được đơn của đương sự và các tài liệu kèm theo, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án dân sự phải xem xét lí do của việc yêu cầu thi hành án dân sự quá hạn. Nếu việc yêu cầu thi hành án quá hạn là do sự kiện bất khả kháng hoặc gặp trở ngại khách quan thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án và thụ lý đơn yêu cầu thi hành án.
– Điều 485
+ Đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật được thi hành ngay thì tòa án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định;
+ Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì tòa án, trọng tài đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định;
+ Đối với bản án, quyết định khác thì tòa án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền toong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
– Theo quy định tại Điều 29 Luật thi hành án dân sự, khi nhận bản án, quyết định do tòa án, trọng tài thương mại chuyển giao, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định và cơ quan thi hành án dân sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành
3. Thời hạn ra quyết định thi hành án dân sự:
– Luật thi hành án dân sự đã quy định khác cụ thể về thời hạn ra quyết định thi hành án dân sự. Theo đó, khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định về hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước. Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đương sự giao trực tiếp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.
– Điều 28, Điều 29 Luật Thi hành án dân sự quy định về việc giao, nhận bản án, quyết định giữa Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự như sau:
+ Đối với bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
+ Đối với bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.
+ Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án đã ra quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự ngay sau khi ra quyết định.
+ Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan.
– Khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án dân phải xem xét để ra quyết định thi hành án theo đúng quy định. Quyết định thi hành án được phân chia làm hai loại cơ bản là quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
– Thời hạn chủ động ra quyết định thi hành án là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thi hành án dân sự nhận được bản án, quyết định của Tòa án tùy từng bản án, quyết định cụ thể không xác định hoàn toàn giống nhau theo thời điểm cơ quan thi hành án dân sự nhận được bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hay phúc thẩm.