Kế thừa những quy định trước đây, pháp luật nước ta hiện nay đã ghi nhận các điều luật về vấn đề cho thuê đất công ích đối với các chủ thể. Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự qua tâm đó là: Thời hạn thuê đất công ích? Và ga hạn đối với đất công ích?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thời hạn thuê đất công ích?
1.1. Khái quát về thuê đất công ích:
Đất công ích với tên đầy đủ là “quỹ đất công nghiệp sử dụng vào mục đích công ích” theo quy định tại Điều 132 của Luật Đất đai năm 2013 hiện hành thì diện tích đất nông nghiệp do các chủ thể có thẩm quyền là xã, phường, thị trấn lập và quản lý vào mục đích công ích của địa phương và không quá 5% tổng diện tích đất cây trồng hằng năm cũng như đất cây trồng lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản của xã, phường, thị trấn. Ngoài ra bổ sung cho quỹ đất công ích còn có nguồn khác như đất công nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi. Quỹ đất công ích nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, vui chơi giải trí cộng đồng, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình khác của xã phường, thị trấn; Cho thuê khi chưa sử dụng để thu tiền thuê đất phục vụ cho các mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Cho thuê quỹ đất công ích (hay còn gọi tắt là cho thuê đất công ích) và quản lý quỹ đất công ích chưa cho thuê (hay còn gọi tắt là quản lý đất công ích chưa cho thuê) hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn một số điểm hạn chế nhất định như cho thuê đất không đúng thẩm quyền, Cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê đất không có hợp đồng theo quy định của pháp luật về dân sự. Ngoài ra nhiều thửa đất thuộc quỹ đất công ích (hay còn gọi tắt là thửa đất công ích) chưa cho thuê có hiện tượng bị lấn chiếm một phần diện tích hay toàn bộ diện tích. Đặc biệt thì nhiều thửa đất công ích chưa được sử dụng đúng mục đích được thuê hay bị chuyển nhượng trái phép. Một số thửa đất công ích bị xem kẹt trong các khu dân cư còn bị bỏ hoang do diện tích quá nhỏ và bị phân tán cũng như khó sử dụng hay sử dụng không hiệu quả. Mặc dù vậy thì chế định thuê đất công ích vẫn là một chế định quan trọng, được nhiều chủ thể quan tâm.
1.2. Thời hạn thuê đất công ích:
Để trả lời cho câu hỏi: thời hạn thuê đất công ích được quy định như thế nào? Thì cần tìm hiểu những quy định của pháp luật về đất đai. Cụ thể là căn cứ tại Điều 59 của Luật Đất đai năm 2013 hiện hành thì có thể thấy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền trong việc cho thuê quỹ đất công ích cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng với mục đích khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật.
Đồng thời căn cứ tại Điều 132 của Luật Đất đai năm 2013, quy định về việc thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được ghi nhận như sau:
– Căn cứ vào đặc điểm cũng như nhu cầu của từng địa phương mà các chủ thể có thẩm quyền sẽ xác lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% so với tổng diện tích đất nông nghiệp phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương;
– Đất nông nghiệp do các chủ thể là tổ chức hoặc hộ gia đình và cá nhân tiến hành trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng đất cho nhà nước, bao gồm cả khoản đất nông nghiệp bị khai hoang hoặc đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ được coi là nguồn để hình thành nên quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích;
– Đối với những nơi đã để lại quỹ đất công ích là 5% thì diện tích ngoài mức 5 % sẽ được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường cho các loại đất khác trong địa phương hoặc tiến hành giao cho các chủ thể trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp trong trường hợp các chủ thể này chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất;
– Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích cơ bản sẽ bao gồm những mục đích sau đây: xây dựng các nhà tình nghĩa và nhà tình thương, bồi thường cho những người có đất để sử dụng xây dựng các công trình công cộng, xây dựng các công trình văn hóa, thể dục thể thao … Theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
– Đối với phần diện tích mà chưa được sử dụng vào mục đích công ích nêu trên thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ cho hộ gia đình hoặc cá nhân tại địa phương đó thuê để tiến hành sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá, và thời hạn thuê do pháp luật quy định hiện nay đối với mỗi lần thuê là không quá 05 năm.
Như vậy có thể thấy, đối với câu hỏi thời hạn thuê đất công ích được ghi nhận là bao lâu? Thì căn cứ theo điều luật nêu trên có thể xác định là thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần cho thuê đất công ích là không phải 05 năm, như vậy thì các chủ thể này có quyền gia hạn cho những lần thuê sau.
2. Quy định về gia hạn đối với đất công ích:
Cũng căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 126 Luật Đất đai năm 2013, có ghi nhận về thời hạn cho thuê đất nông nghiệp vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn như sau: thời hạn cho thuê đối với quỹ đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích phục vụ cho lợi ích công ít của các địa phương, của xã, phường, thị trấn là không quá 05 năm theo đúng quy định của pháp luật. Do đó có thể thấy, thời hạn thuê đất công ích được xác định tối đa là 05 năm/lần thuê.
Nếu như có nhu cầu thì người sử dụng đất có quyền gia hạn thêm, mỗi lần ra hạn cũng sẽ tối đa là 5 năm/lần gia hạn. Khi đó thì người sử dụng đất sẽ phải nộp một bộ hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất, căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Nghị định số
– Đơn đăng kí biến động đất đai theo quy định của pháp luật;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Bản sao Quyết định đầu tư bổ sung hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có thể hiện thời hạn hoặc điều chỉnh thời hạn thực hiện dự án phù hợp thời gian xin gia hạn sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng đất của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
Chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Căn cứ theo quy định tại
3. Quy định về thẩm quyền quản lý đất công ích:
Thẩm quyền quản lý đất công ích được pháp luật đất đai quy định một cách nhất quán, Theo đó thì đất công ích sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý và sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân cấp xã được xác định là một tập thể bao gồm chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã các phó chủ Uỷ ban nhân dân xã và các thành viên của Uỷ ban nhân dân xã. Như vậy thì trách nhiệm quản lý đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích thuộc về tập thể Uỷ ban nhân dân xã. Trong đó thì chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích tại địa phương. Các cán bộ địa chính cấp xã với tư cách là cán bộ chuyên môn tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã nói chung và chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã nói riêng trong việc quản lý nhà nước đối với các loại đất này. Tác giả đánh giá quy định này là phù hợp bởi lẽ:
Thứ nhất, với vai trò là một cấp chính quyền ở cơ sở giải quyết các công việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân và là cơ quan hành chính nhà nước gần nhất với người dân, thì Uỷ ban nhân dân xã là người nắm rõ nhất nhu cầu sử dụng đất vào mục đích công ích để phục vụ người dân.
Thứ hai, quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã nằm trong phạm vi địa giới hành chính thuộc quyền quản lý nhà nước về lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân xã. Nên trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích nói riêng trên địa bàn xã thuộc về Uỷ ban nhân dân xã.
Thứ ba, đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã có nghĩa là việc sử dụng đất này để xây dựng các công trình công ích tại xã và phục vụ cho người dân sinh sống tại địa phương. Cho nên giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích là hợp lý, chỉ có cấp xã mới là tổ chức hiểu hơn ai hết nhu cầu công ích nào là phù hợp với đòi hỏi của địa phương, khi nào thì cần phải sử dụng đất vào mục đích công ích và xây dựng công trình nào là cần thiết để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân địa phương.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–