Thời hạn thông báo nghỉ việc đối với viên chức. Thời hạn thông báo thôi việc đối với viên chức.
Thời hạn thông báo nghỉ việc đối với viên chức. Thời hạn thông báo thôi việc đối với viên chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Em đang làm ở một Bệnh viện công được 3 năm, đang làm viên chức nhà nước, hiện muốn nghỉ việc và đã nộp đơn trc 30-45 ngày, nhưng phía Bv dựa vào việc nhân sự thiếu do nghỉ nhiều nên bắt bọn em làm thêm 3 tháng nữa, trong khi giải quyết được cho những Bác sĩ trước đó! Bọn em có bắt buộc phải làm thêm như Bv yêu cầu không? Vì họ nói bọn em là công viên chức nhà nước! Trong khi bọn em không hề có đi học gì từ phía Bv đào tạo! Nếu được em cũng mong muốn luật sư can thiếp vô việc này giúp em! Xin cám ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Tại khoản 4,5,6 Điều 29 Luật viên chức năm 2010 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt
“4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này”.
Căn cứ vào quy định này thì viên chức có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
– Trường hợp viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày;
– Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp:
+ Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
+ Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
+ Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
+ Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
+ Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
Trong những trường hợp này viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày.
>>> Luật sư tư vấn pháp
+ Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Trường hợp này viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 30 ngày.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn là viên chức thì vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động sẽ tuân theo quy định của Luật viên chức năm 2010. Luật viên chức năm 2010 cho phép viên chức có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 29.