Thời hạn tạm giữ xe vi phạm giao thông. Vi phạm giao thông bị tạm giữ xe bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn tạm giữ xe vi phạm giao thông
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 16/8/2016 tôi điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ vì quên mang theo giấy tờ tôi khai tên người thân. Sau đó người thân tôi lên nhận xe không được chấp nhận nên tôi ngay chiều hôm sau tôi lên mang theo giấy tờ đầy đủ của tôi gồm giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và các giấy tờ khác đầy đủ có giấy tường trình lý do khai sai tên nhưng cán bộ ở đó lấy luôn bằng lái của tôi mà không ghi giấy đã nhận bằng lái mà chỉ nói miệng, hẹn lại 23/8/2016 lên nhận quyết định đóng phạt và xe thì cũng không được nhận lại liền. Vậy tới bao giờ tôi mới nhận lại được xe?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
a) Điểm a Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11 Điều 5;
b) Điểm b Khoản 5; Khoản 6; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;
c) Điểm c Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện); Khoản 5 Điều 8;
đ) Khoản 5 Điều 11;
e) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16;
g) Khoản 3 Điều 17;
h) Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;
k) Điểm b Khoản 6 Điều 33.
2. Để bảo đảm thi hành
3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.
Tại Khoản 6 và Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
…
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
Căn cứ thông tin bạn trình bày thì bạn bị tạm giữ phương tiện, tạm giữ giấy phép lái xe theo trường hợp tại Khoản 2 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Đồng thời căn cứ tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Hiện tại, bạn cần yêu cầu bên phía cơ quan đã tạm giữ giấy phép lái xe của bạn lập biên bản, biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, bạn giữ 01 bản. Về thời gian để nhận Giấy phép lái xe và xe thì bạn cần căn cứ vào thời gian ghi trên giấy hẹn, sau khi bạn đóng phạt, bạn sẽ được nhận lại Xe và Giấy phép lái xe bị tạm giữ.
2. Thời hạn tạm giữ phương tiện khi có liên quan đến vụ án hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Hôm 07/08 em điều khiển xe máy đi trên đường về nhà,trong khi đó giấy tờ xe Bố em đã làm mất và em cũng chưa có giấy phép lái xe. Trong lúc đó có 2 xe máy va chạm nhau và em xử lý không kịp nên xe em có va chạm nhẹ vào xe người bị hại. Sau sự việc người đó tử vong sau 5 phút đưa đi cấp cứu. Sau khi điều tra xong thì em chỉ là bị can,em được về nhưng khi em hỏi về xe thì các anh công an không trả lời,vậy xin hỏi luật sư khi nào xe em được lấy về và khi lấy về có cần đến giấy tờ xe không ạ ? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, bạn không phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại cho bị người bị hại. Tuy nhiên, việc điều khiển xe của bạn khi không có giấy tờ xe và giấy phép lái xe là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông. Với hành vi này bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai hành vi nêu trên.
Với hành vi không có bằng giấy phép lái xe và bằng lái xe (không thuộc trường hợp chưa đủ tuổi để cấp bằng lái xe) thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 2, điểm 2 khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-C như sau:
“1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe
…..
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa”.
Với hành vi bạn không có giấy phép lái xe thì bạn sẽ bị áp dụng tạm giữ phương tiện theo điểm i khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Việc tạm giữ phương tiện trong trường hợp này là một trong những biện pháp xử phạt bổ sung áp dụng cho người điều khiển vi phạm quy định tại Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì thời hạn tạm giữ phương tiện của bạn là 7 ngày. Trong trường hợp này nếu như có căn cứ xác định bạn có hành vi vi phạm an toàn giao thông dẫn đến thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người bị hại thì có thể bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 “Bộ luật hình sự 2015”:
“Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”
Như thế, phương tiện của bạn sẽ bị coi là vật chứng trong vụ án này. Nếu phương tiện của bạn liên quan đến một vụ án hình sự thì việc thời hạn tạm giữ tuân theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Căn cứ Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về xử lý vật chứng như sau:
“1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76
Như thế, trong trường hợp này của bạn, xe của bố bạn có liên quan đến vụ án hình sự sẽ bị tạm giữ cho đến khi chiếc xe đó không còn ảnh hưởng tới vụ án.
3. Thời hạn tạm giữ phương tiện gây tai nạn giao thông
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Em điều khiển xe máy, có nồng độ cồn, gây tai nạn với người đi bộ qua đường, toàn phần lỗi tại em, trong quá trình nạn nhân điều trị ở bệnh viện, gia đình em có đến thăm hỏi, và có đưa tiền hỗ trợ nhưng bị từ chối, nạn nhân xuất viện sau 20 ngày và không mổ xẻ gì hết, chỉ nằm nghỉ, đòi em bồi thường 130 triệu, gia đình em không đủ kinh tế, ra công an nói chuyển qua điều tra vì thỏa thuận không thành, nhưng mời thì bên kia không lên nên không ký biên bản qua điều tra được, xe em bị giam tới nay là 45 ngày, vậy bên kia không lên là không giải quyết cho em lấy xe được hả luật sư. Em chấp nhận bồi thường nhưng với giá hợp lý thuốc men cứu chữa…, em lên mạng thì thấy bên kia lên Facebook post hình đi chơi, ăn tiệc bình thường.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, lỗi gây ra tai bạn giao thông là do bạn. Do đó bạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại các khoản theo quy định tại Điều 609 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Các bên có quyền thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận về mức bồi thường thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Luật sư tư vấn thời hạn tạm giữu phương tiện vi phạm:1900.6568
Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”
Như vậy, theo quy định trên thì phương tiện giao thông của bạn sẽ bị tạm giữ trong thời gian không quá 30 ngày đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp và có thể gia hạn không quá 30 ngày nữa. Sau thời gian này, phía cơ quan công an sẽ phải trả lại phương tiện giao thông cho bạn ngay cả khi bên bị hại không lên ký thỏa thuận bồi thường.