Quy trình giải quyết khi xảy ra tai nạn giao thông? Trường hợp tạm giữ phương tiện giao thông? Thời hạn tạm giữ xe khi xảy ra tai nạn giao thông? Thời hạn tạm giữ phương tiện theo thủ tục tố tụng hình sự? Quy định về tạm giữ phương tiện giao thông khi xảy ra tai nạn?
Tai nạn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, mỗi ngày các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về số lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn trên cả nước. Trong một vài trường hợp khi xảy ra tai nạn giao thông, cơ quan chức năng phải tạm giữ phương tiện để phục vụ quá trình điều tra và xử lý vụ việc Vậy pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về thời hạn giữ xe của cảnh sát giao thông khi xảy ra tai nạn như thế nào?
Tư vấn thời hạn tạm giữ xe khi xảy ra tai nạn giao thông qua điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy trình giải quyết khi xảy ra tai nạn giao thông
Theo Điều 4 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định việc điều tra khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
– Tổ chức cấp cứu người bị nạn:
– Kiểm tra, tạm giữ giấy tờ của người và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông.
Khi vụ tai nạn giao thông xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định.
Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị giạm giữ.
– Tổ chức bảo vệ hiện trường:
+ Khoanh vùng bảo vệ hiện trường, có biện pháp bảo quản tài sản, tư trang của người bị nạn, hàng hóa trên phương tiện liên quan đến tai nạn;
+ Quan sát để phát hiện và ghi nhận sơ bộ các dấu vết, đồ vật để lại trên hiện trường, trên các phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông; ghi nhận những thay đổi hiện trường trong quá trình tổ chức cấp cứu người bị nạn;
+ Tìm những người biết vụ tai nạn xảy ra; ghi rõ họ tên, số Chứng minh nhân dân, địa chỉ thưởng trú, số điện thoại của người đó hoặc đề nghị người biết vụ tai nạn giao thông viết bản tường trình phục vụ công tác điều tra
– Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn; cầu; đường; bến phà; thân thể người bị nạn… và phải lập thành biên bản;
– Báo cho gia đình hoặc cơ quan, đơn vị người bị nạn
– Dựng lại hiện trường
– Lấy lời khai…
– Xem xét kết quả điều tra và quyết định việc giải quyết vụ tai nạn gian thông.
2. Trường hợp tạm giữ phương tiện giao thông
Căn cứ quy đinh tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:
“1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác
định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 điều này.
5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản
tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là bảy ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra
Khi nào cảnh sát giao thông được quyền tạm giữ phương tiện?
Theo quy định của luật hiện hành thì đối với việc tạm giữ phương tiện giao thông để điều tra giải quyết, phục vụ công tác khám nghiệm thì sẽ có ba trường hợp xảy ra:
Vụ án tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm: cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện theo thủ tục tố tụng hình sự
Vụ án tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm: xảy ra một trong hai trường hợp sau:
Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện
Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện theo thủ tục hành chính. Trong mỗi trường hợp khác nhau thì thời hạn tạm giữ phương tiện gây tai nạn của cảnh sát giao thông để phục vụ điều tra, khám nghiệm hiện trường là khác nhau.
3. Thời hạn tạm giữ xe khi xảy ra tai nạn giao thông
Căn cứ Theo khoản 8 Điều 125
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này”
Như vậy, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.Đối với vụ việc thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc báo cáo thủ trưởng trực tiếp bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Như vậy tổng thời gian tạm giữ phương tiện theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 tối đa là 60 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện bị tạm giữ thực tế.Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trừ trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp.
Đối chiếu quy định Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an
– Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;
– Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:
+ Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;
+ Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính
Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.Theo đó, đối với những vụ việc thông thường thì cảnh sát giao thông được quyền tạm giữ phương tiện gây tai nạn trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Trong trường hợp, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì thời hạn tạm giữ phương tiện tối đa không quá 30 ngày.Trong trường hợp, vụ án cần có thêm thời hạn xác minh thì cơ quan điều tra có thể gia hạn thời hạn tạm giữ phương tiện thêm tối đa 30 ngày nữa. Tức là, thời hạn tạm giữ phương tiện gây tai nạn theo thủ tục hành chính sẽ trong khoảng từ 07 ngày cho đến 30 ngày kể từ ngày tạm giữ.
4. Thời hạn tạm giữ phương tiện theo thủ tục tố tụng hình sự
Trong vụ án tai nạn giao thông có dấu hiệu phạm tội thì phương tiện giao thông sẽ được vật chứng trong vụ án hình sự. Và theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì phương tiện giao thông có liên quan được trả lại cho chủ sở hữu trong các trường hợp sau:
“Điều 106. Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra;
do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội
đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án”
Theo quy định pháp luật hiện hành thì không có quy định thời hạn tạm giữ phương tiện theo thủ tục tố tụng hình sự, mà chỉ quy định trường hợp cơ quan điều tra trả lại cho phương tiện cho chủ sở hữu khi xét thấy phương tiện giao thông này không không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.