Tiền tạm ứng án phí đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo tình trạng người dân đi khởi kiện một cách tùy tiện mà không có căn cứ, và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Vậy thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn là bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí khi ly hôn là bao lâu?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí nói chung, và án phí khi ly hôn nói riêng được hiểu là thời gian mà pháp luật quy định người dân phải nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án về việc phải nộp tiền tạm ứng đó. Tiền tạm ứng án phí là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng trong thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 195 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề thụ lý vụ án, trong đó có ghi nhận về thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí, cụ thể như sau:
– Sau khi nhận đơn khởi kiện và nhận các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện của người nộp đơn, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ phân công thẩm phán giải quyết vụ việc, thẩm phán thông báo ngay cho người nộp đơn khởi kiện để họ đến tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ thuộc một trong những đối tượng phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật;
– Thẩm phán dự tính số tiền nộp tạm ứng án phí và ghi vào giấy báo gửi về cho người nộp đơn, giao giấy báo đó cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền về vấn đề nộp tiền tạm ứng án phí, thì người khởi kiện phải tiến hành hoạt động nộp tiền tạm ứng án phí cho cơ quan thi hành án, sau đó nộp cho tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí;
– Thẩm phán tiến hành hoạt động thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí;
– Trường hợp người khởi kiện thuộc đối tượng được miễn tiền án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ phải thụ lý vụ án ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Theo đó thì có thể nói, thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí khi ly hôn được xác định trong khoảng thời gian 07 ngày, thời gian này sẽ được tính kể từ ngày người khởi kiện nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí sau đó nộp lại cho tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra để giải thích thêm về điều luật này, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của
– Trong thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, nguyên đơn hoặc bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, phải tiến hành hoạt động nộp tiền tạm ứng án phí và sau đó nộp lại cho tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
– Trong thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, thì người kháng cáo phải tiến hành hoạt động nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật, và sau đó nộp lại cho tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Như vậy đối với vụ án ly hôn ở cấp sơ thẩm, thì thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí là 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án, còn đối với vụ án ly hôn ở cấp phúc thẩm, thì thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí là 10 ngày được tính kể từ ngày nhận được thông báo của tòa án.
2. Hậu quả pháp lý khi nộp tạm ứng án phí ly hôn muộn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về việc trả lại đơn khởi kiện và hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện. Theo đó thì thẩm phán sẽ tiến hành hoạt động trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp dưới đây:
– Người khởi kiện không có quyền khởi kiện căn cứ theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
– Vụ việc đó chưa đầy đủ điều kiện để có thể tiến hành hoạt động khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chưa có đầy đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện, tuy nhiên người khởi kiện chưa đáp ứng được các điều kiện đó nhưng đã khởi kiện tại tòa án;
– Sự việc đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà tòa án tiến hành hoạt động bác đơn yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc thay đổi mức cấp dưỡng, thay đổi mức bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, vụ án đòi quyền sử dụng đất mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu, và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
– Hết thời hạn theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 195 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 20153 người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện thuộc trường hợp được miễn hoặc thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, hoặc có trở ngại khách quan khác, hoặc gặp sự kiện bất khả kháng.
Theo đó có thể nói, việc nộp chậm tiền tạm ứng án phí ly hôn sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, mà đây sẽ là căn cứ để thẩm phán trả lại đơn khởi kiện theo phân tích ở trên.
3. Quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí khi ly hôn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí nói chung và nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn nói riêng, cụ thể như sau:
– Nguyên đơn hoặc bị đơn có yêu cầu phản tố và người có quyền lợi liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự sẽ phải tiến hành hoạt động nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, những đối tượng được xác định là người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, trừ những đối tượng được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí;
– Người nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự sẽ phải nộp tiền tạm ứng lệ phí để giải quyết việc dân sự đó theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí;
– Đối với trường hợp yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn, công nhận thỏa thuận nuôi con và chia tài sản khi ly hôn, thì theo quy định của pháp luật hiện nay vợ chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí theo nhu cầu của các bên thì mỗi người sẽ phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.