Quy định về người có thẩm quyền giải quyết tố cáo? Quy định về thủ tục giải quyết tố cáo? Thời hạn giải quyết tố cáo đúng quy định? Xác minh nội dung tố cáo trong giải quyết tố cáo? Kết quả giải quyết tố cáo có phải thông báo cho người tố cáo?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về khiếu nại, tố cáo và quy trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, quy trình giải quyết tố cáo theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về khiếu nại, tố cáo khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Luật pháp Việt Nam luôn đề cao quyền, lợi ích hợp pháp và quy định chặt chẽ về nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, pháp nhân. Trong đó khiếu nại, tố cáo cũng là một trong những hình thức nhằm bảo vệ quyền lợi của những đối tượng trên, hai cụm từ này thường xuyên được nhắc đến không chỉ trong phạm vi pháp luật mà còn rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên xuất phát từ việc hiểu chưa rõ, chưa chính xác, chưa đầy đủ về bản chất của khiếu nại, tố cáo là nguyên nhân dẫn đến việc lạm dụng quá nhiều đơn khiếu nại, tố cáo, ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân, quyền lợi của cá nhân tổ chức, quy định pháp luật và trật tự an ninh xã hội. Do đó, việc hiểu rõ về khiếu nại, tố cáo và quy trình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, quy trình giải quyết tố cáo là một vấn đề cần đượ
c chú trọng. Sau đây, Luật Dương Gia mời bạn đọc tham khảo những nội dung sau để cùng tìm hiểu rõ hơn.
Thứ nhất, khái niệm khiếu nại được hiểu là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại phán quyết, quyết định hành chính, vi phạm hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định đối với cán bộ, công chức theo trình tự, thủ tục nhất định khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó không đúng với quy định của pháp luật, ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ hai, về khái niệm tố cáo, tố cáo là việc công dân thực hiện việc trình báo cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân công dân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục luật định.
Về bản chất, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và không thể đánh đồng. Việc khiếu nại nhằm đề nghị xem xét đòi lại quyền và lợi ích của chủ thể khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Còn tố cáo lại nhằm tố giác hành vi vi phạm của người thực hiện hành vi đó và hướng tới việc tìm ra phương hướng xử lý hành vi vi phạm này.
Thứ ba, quy trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo:
1. Tiếp nhận đơn: Văn thư, cán bộ tiếp công dân, lãnh đạo UBND huyện, thanh tra huyện, Phòng tiếp công dân và Văn phòng UBND huyện có trách nhiệm thường xuyên tiếp nhận đơn khiếu nại, kiến nghị, tố cáo (các đơn này phải đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật). Những đơn này có thể được nộp theo ba hình thức: nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp dân của các địa phương; gửi qua đường bưu điện, qua Bộ phận văn thư; Bộ phận một cửa; gửi thư trực tiếp đến cá nhân lãnh đạo có thẩm quyền. Cán bộ tiếp công dân tiến hành phân loại đơn, quá trình này diễn ra trong cùng ngày nhận đơn.
2. Xem xét, xử lý đơn: Sau khi tiếp nhận đơn thư, cán bộ tiếp dân, thanh tra huyện, thanh tra Sở tiến hành xem xét, phân loại đơn:
– Đối với đơn khiếu nại, tố cáo có đủ điều kiện và thuộc thẩm quyền giải quyết thì tiến hành thụ lý giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn mà luật quy định. Tiến hành lập phiếu tiếp nhận đơn thành 02 bản, 1 bản gửi cho công dân khiếu nại, tố cáo, 1 bản do Bộ phận tiếp dân giữ, sau đó vào sổ tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo. Sau khi xem xét, thẩm định nội dung, tính chất của vụ việc của đơn khiếu nại, tố cáo thì tiến hành đề xuất phương án xử lý và trình phương án đề xuất lên lãnh đạo cho ý kiến.
– Đối với đơn khiếu nại, tố cáo không đủ các điều kiện để thụ lý hoặc không đủ thẩm quyền giải quyết thì phải trả lời trực tiếp hoặc trả lời qua điện thoại nhưng phải có văn bản trả lời cho người nộp đơn biết, chỉ dẫn người nộp đơn nộp đơn khiếu nại, tố cáo lên cấp trên có thẩm quyền thụ lý, giải quyết.
3. Phê duyệt phương án giải quyết: Sau khi nhận đề xuất phương án xử lý, lãnh đạo có thẩm quyền thực hiện ký ban hành Quyết định thụ lý giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, các đơn vị được phân công nhận và tiến hành xử lý.
4. Tiến hành thẩm tra, xác minh và báo cáo kết quả:
Căn cứ nội dung phê lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, giao giải quyết, Trưởng các Đoàn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiến hành thẩm tra, xác minh, lập báo cáo kết quả giải quyết nội dung đơn của người nộp đơn theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Quá trình giải quyết khiếu nại được theo dõi, đôn đốc chặt chẽ, nếu xảy ra trường hợp các đơn vị thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo chậm trễ phải chịu trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Ký ban hành quyết định giải quyết:
Cá nhân lãnh đạo có thẩm quyền ký ban hành quyết định giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của người có yêu cầu. Sau đó tiến hành báo cáo cáo lên cấp trên (nếu có đơn của cấp trên chuyển về) và thông báo kết quả, trả lời cho người có đơn.
6. Lưu hồ sơ:
Phòng chức năng, thanh tra huyện, văn phòng UBND huyện lưu giữ hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo, hồ sơ này phải được đánh số thứ tự theo quy định của pháp luật. Hồ sơ được lưu giữ bao gồm những nội dung sau: Đơn khiếu nại, tố cáo; công văn chuyển đơn; tài liệu,chứng cứ có liên quan thu thập trong quá trình giải quyết; biên bản xác minh, kết quả giám định, biên bản đối thoại, gặp gỡ giữa các bên; văn bản giải trình; kết quả giải quyết đơn; các tài liệu khác có liên quan khác.
Thời hạn thụ lý để giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo là 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ đơn, trong vòng 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn cá nhân, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo lần đầu. Trừ các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, về quy trình giải quyết tố cáo được thực hiện qua 5 bước sau:
1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo:
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đơn tố cáo của công dân, sau đó tiến hành phân loại và xử lý tố cáo.
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo đủ điều kiện, thuộc thẩm quyền giải quyết thì người giải quyết tố cáo tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo (họ tên, địa chỉ) và quyết định việc nhận thụ lý hay không thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp không thụ lý giải quyết phải trả lời, thông báo cho người tố cáo biết rõ lý do. Đối với trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều nơi khác nhau thì thời hạn có thể kéo dài hơn đến 15 ngày.
+ Trường hợp tố cáo không đủ điều kiện, không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người tiếp nhận tố cáo phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 05 ngày làm việc và phải thông báo cho người tố cáo qua hình thức trực tiếp hoặc qua điện thoại và phải có văn bản chỉ dẫn đi kèm cho người tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Tiến hành xác minh nội dung tố cáo:
– Nội dung tố cáo phải được kiểm chứng, xác minh một cách nghiêm ngặt và đúng trình tự theo quy định của pháp luật. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh nội dung tố cáo hoặc có thể giao cho cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo.
Luật sư
– Việc người xác minh nhận trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo do người giải quyết tố cáo giao phải được lập thành văn bản, bao gồm các nội dung như: Ngày, tháng, năm giao xác minh; thông tin (tên, địa chỉ) của người tố cáo; người được giao xác minh nội dung tố cáo; nội dung tố cáo cần phải xác minh, thời gian quá trình xác minh diễn ra, quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tiến hành xác minh làm rõ nội dung tố cáo, người xác minh phải thực hiện các biện pháp phù hợp, cần thiết để có thể thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan. Việc thu thập thông tin, tài liệu phải được ghi chép cụ thể thành văn bản và được lập thành biên bản, lưu giữ trong hồ sơ tố cáo nếu cần thiết. Người bị tố cáo có quyền được giải trình, đưa ra các chứng cứ, tài liệu có liên quan để chứng minh. Việc giải trình này phải được người xác minh nội dung tố cáo tạo điều kiện và phải được lập thành biên bản có chữ ký của cả hai bên người bị tố cáo và người xác minh nội dung tố cáo.
3. Đi đến kết luận nội dung tố cáo:
Người giải quyết tố cáo dựa trên căn cứ vào các nội dung tố cáo, văn bản giải trình đã được xác minh của người bị tố cáo, kết quả xác minh và những thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan sau đó đi đến kết luận và phải lập thành văn bản. Trong văn bản kết luận nội dung tố cáo phải thể hiện rõ những nội dung sau: kết quả xác minh nội dung tố cáo; kết luận về tính đúng, sai của việc tố cáo cùng với trách nhiệm của từng cá nhân về nội dung tố cáo; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền, ngoài ra còn có thể bao gồm đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý với cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Người tố cáo có thể tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo nếu người đó có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng, không hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật hoặc quá hạn mà tố cáo không được thụ lý giải quyết.
4. Người giải quyết tố cáo xử lý tố cáo:
Người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý tố cáo sau khi đã có kết luận về nội dung tố cáo theo những trường hợp cụ thể sau:
TH1: Nếu kết luận thể hiện người bị tố cáo không vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phải tiến hành thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo và cơ quan đang quản lý người bị tố cáo biết. Ngoài ra phải khôi phục, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, bù đắp những tổn hại gây ra từ việc tố cáo không đúng sự thật cho người bị tố cáo. Đối với những trường hợp cố tình tố cáo sai sự thật gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị tố cáo thì những cá nhân, cơ quan, tổ chức tố cáo đó phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
TH2: Trường hợp có kết luận của người bị tố cáo về việc người này có vi phạm quy định của pháp luật thì dựa trên cơ sở quy định của pháp luật, tiến hành xử lý hành vi vi phạm đó theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền.
TH3: Đối với trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát hoặc cơ quan điều tra khác có thẩm quyền tiến hành điều tra, thu thập lời khai, chứng cứ để giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm đối với người bị tố cáo.
– Sau khi có kết luận về nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo phải công khai nội dung tố cáo và quyết định xử lý hành vi vi phạm. Hình thức công khai có thể là thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; công bố kết quả và quyết định xử lý tại nơi người bị tố cáo đang công tác; niêm yết tại các trụ sở của cơ quan, tổ chức đã tiến hành giải quyết tố cáo theo quy định chi tiết của Chính phủ về việc công khai này.
– Đối với những thông tin nhạy cảm, những thông tin thuộc nội dung bí mật Nhà nước hoặc những thông tin về người tố cáo phải được đảm bảo không bị tiết lộ khi tiến hành công khai kết luận nội dung tố cáo theo quy định Chính phủ.
Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ và được đánh số trang theo thứ tự và tài liệu. Việc lưu giữ, khai thác và sử dụng hồ sơ vụ việc tố cáo phải được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Quy định về người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho biết quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ?
Luật sư trả lời:
Luật Tố cáo 2011 quy định cụ thể như sau:
Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
7. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan khác của Nhà nước:
1. Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có thẩm quyền: Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực việc hiện nhiệm vụ, công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
2. Tổng Kiểm toán Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
3. Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
4. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ do mình quản lý.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập:
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức quản lý do mình bổ nhiệm.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội:
Người đứng đầu cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Quy định về thủ tục giải quyết tố cáo
1, Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tố cáo;
– Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo;
2, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:
+ Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;
+ Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
+ Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.
3, Hồ sơ thực hiện thủ tục:
– Đơn tố cáo hoặc bản ghi nội dung tố cáo;
– Các tài liệu khác có liên quan.
4, Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo:
Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
+ Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết Giám đốc Sở thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;
+ Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết Giám đốc Sở thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
– Bước 2: Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo:
Giám đốc sở ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo (sau đây gọi tắt là quyết định thụ lý). Việc thay đổi, bổ sung nội dung quyết định thụ lý phải thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo. Trong trường hợp người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh thì trong quyết định thụ lý phải thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (sau đây gọi chung là Tổ xác minh) có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Trưởng đoàn xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh (sau đây gọi chung là Tổ trưởng Tổ xác minh). Trong quá trình xác minh, Tổ xác minh phải làm việc với người bị tố cáo, người tố cáo; thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; báo cáo kết quả xác minh…(Theo quy định tại các điều từ Điều 12- Điều 20 của Thông tư 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo của Thanh tra Chính phủ).
– Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo:
Căn cứ báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, Giám đốc Sở ban hành kết luận nội dung tố cáo.
– Bước 4:Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo:
Ngay sau khi có kết luận về nội dung tố cáo, Giám đốc Sở phải căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo để xử lý theo quy định tại điều 24 Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013.
– Bước 5: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo.
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 30/9/2013:
“1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ.
2. Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thì người giải quyết tố cáo thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo, trừ những thông tin thuộc bí mật Nhà nước. Việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
a) Gửi kết luận nội dung tố cáo, quyết định, văn bản xử lý tố cáo.
b) Gửi văn bản thông báo kết quả giải quyết tố cáo theo Mẫu số 19-TC ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó phải nêu được kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo, nội dung quyết định, văn bản xử lý tố cáo.”
5, Thẩm quyền giải quyết:
– Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Tư pháp.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra Sở Tư pháp.
6, Thời hạn giải quyết:
– Thời hạn giải quyết tố cáo là sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là chín mươi (90) ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
– Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá ba mươi (30) ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá sáu mươi (60) ngày.
7, Lệ phí (nếu có): Không.
Thực tế công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo những năm qua còn xuất hiện nhiều tồn tại, hạn chế, tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp còn diễn biến phức tạp; một số địa phương, những năm gần đây các đơn thư khiếu nại, tố cáo có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, làm giảm lòng tin của nhân dân về năng lực điều hành, chỉ đạo của hệ thống chính quyền. Cần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện đồng bộ một số giải pháp cụ thể.
3. Thời hạn giải quyết tố cáo đúng quy định
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và một chị làm cùng văn phòng của huyện, chị này ăn chặn tiền của phòng, nhưng có chú làm to nên không ai dám làm gì. Tôi vô cùng bức xúc và làm đơn tố cáo, đến nay đơn tôi nộp đã được 1 tháng nhưng chưa thấy phản hổi gì. Không biết có phải do tôi tố cáo cháu của người có chức vụ to nên họ không giải quyết không? Luật sư giải đáp cho tôi. Tôi cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Nếu xét thấy có căn cứ của sự vi phạm pháp luật của cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, công dân thì bạn có thể làm đơn tố cáo. Theo quy định tại Luật tố cáo 2011 thì:
Điều 21. Thời hạn giải quyết tố cáo
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.
2. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
Theo quy định này thì thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo, nếu mang tính chất đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày kể tư ngày thụ lý quyền tố cáo. Thẩm chí trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
Trường hợp của bạn, bạn mới nộp đơn 1 tháng thì bạn có thể chờ thêm một thời gian nữa để người ta xem xét giải quyết và phân công cán bộ xử lý.
4. Xác minh nội dung tố cáo trong giải quyết tố cáo
Luật tố cáo quy định người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo. Như vậy, tuỳ vào tính chất, đặc điểm, nội dung vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo.
Việc xác minh nội dung tố cáo rất quan trọng trong giải quyết tố cáo. Người được giao xác minh nội dung tố cáo chỉ được tiến hành trong phạm vi, thời gian, nội dung được giao. Do đó, việc giao xác minh nội dung tố cáo phải được thể hiện bằng văn bản. Khoản 2 Điều 22 Luật tố cáo quy định: trong trường hợp giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo phải giao việc xác minh bằng văn bản, trong đó có các nội dung: Ngày, tháng, năm giao xác minh; tên, địa chỉ của người bị tố cáo; người được giao xác minh nội dung tố cáo; nội dung cần xác minh; thời gian tiến hành xác minh; quyền hạn và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
Đối với tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thể giao cho cán bộ hoặc trực tiếp tiến hành hoạt động này. Trong trường hợp giao cho cán bộ thì phải giao bằng văn bản như trên.
1, Quyền và nghĩa vụ của người xác minh nội dung tố cáo
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 22 và Điều 11 Luật tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo có quyền và nghĩa vụ sau:
– Quyền của người xác minh nội dung tố cáo: Yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
– Nghĩa vụ của người xác minh nội dung tố cáo: Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc xác minh tố cáo; áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo; không tiết lộ thông tin gây bất lợi cho người bị tố cáo khi chưa có kết luận về nội dung tố cáo; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo; bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do hành vi xác minh nội dung tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo. Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc tố cáo, dùng làm căn cứ để chứng tỏ sự việc. Thông tin, tài liệu thường được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như tổ chức hoặc cá nhân gây ra sự việc, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan biết rõ sự việc, những hiện vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc tố cáo. Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo cần xác minh. Không được suy diễn theo ý chí chủ quan của mình hoặc chỉ căn cứ vào những thông tin một chiều mà đưa ra kết luận xác minh thiếu căn cứ pháp luật. Việc giải trình của người bị tố cáo phải được lập thành biên bản, có chữ ký của người xác minh nội dung tố cáo và người bị tố cáo.
Trên cơ sở những tài liệu, thông tin, bằng chứng đã thu thập được, qua phân tích, đánh giá, nếu thấy đủ cơ sở kết luận thì người xác minh có trách nhiệm kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý và báo cáo người giải quyết tố cáo.
2,Trình tự tiến hành xác minh nội dung tố cáo
Theo quy định tại Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 về quy trình giải quyết tố cáo thì trình tự tiến hành xác minh nội dung tố cáo được quy định như sau:
– Thông báo quyết định thành lập Tổ xác minh;
– Làm việc trực tiếp với người tố cáo, nếu cần thiết;
– Làm việc trực tiếp với người bị tố cáo;
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo (nếu cần thiết);
– Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo;
– Xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết;
– Trưng cầu giám định (nếu cần thiết);
– Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo.
Sau khi có kết quả xác minh nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo phải tiến hành xử lý như thế nào?
Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu, bằng chứng có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo. Trường hợp người giải quyết tố cáo tự tiến hành xác minh nội dung tố cáo thì kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý theo thẩm quyền.
Kết luận nội dung tố cáo là văn bản quan trọng nhất của việc giải quyết tố cáo, phản ánh toàn bộ kết quả của việc giải quyết vụ việc tố cáo, là đánh giá của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với nội dung tố cáo, xác định việc tố cáo đó đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ, xác định trách nhiệm của từng cá nhân, từ đó có các biện pháp xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm. Theo quy định tại Điều 25 Luật tố cáo, nội dung của kết luận nội dung tố cáo gồm: Kết quả xác minh nội dung tố cáo; kết luận việc tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; xác định trách nhiệm của từng cá nhân về những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (nếu có).
Sau khi kết luận nội dung tố cáo được ban hành, người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận cho người bị tố cáo, cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan cấp trên trực tiếp. Với nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình giải quyết tố cáo – người tố cáo phải được bảo vệ, các cơ quan tổ chức không được để lộ các thông tin có hại cho người tố cáo. Vì vậy, Luật tố cáo quy định việc gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo phải bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo và bảo vệ bí mật nhà nước; đồng thời người tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết tố cáo.
Đối với tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, sau khi kết luận nội dung tố cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi kết luận cho người bị tố cáo, thanh tra huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện và gửi cho người tố cáo (nếu có yêu cầu).
Việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo là khâu cuối cùng và quan trọng trong quá trình xem xét, giải quyết tố cáo. Điều 25 Luật tố cáo quy định sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:
– Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm các quy định pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.
– Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm các quy định trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Kết quả giải quyết tố cáo có phải thông báo cho người tố cáo?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính xin Luật sư giúp, giải đáp; Cạnh nhà tôi, có ông hàng xóm uống rượu về chửi bới tôi thô tục, gây huyên náo mất trật tự công cộng, có lời lẽ đe dọa tính mạng v…v… Tôi làm đơn tố cáo gửi Công an phường đề nghị xử lý theo quy định pháp luật; Sau khi gửi đơn được 03 ngày thì Công an phường mời tôi lên cung cấp thêm thông tin vụ việc, sau đó bảo tôi về, khi nào Công an phường mời đối tượng lên xử lý thì sẽ thông báo tôi đến; Đợi gần 01 tuần vẫn không thấy Công an phường thông báo nên tôi có đến tìm hiểu thì lúc đó tôi mới được Công an phường cho biết đã mời đối tượng lên xử lý rồi, răn đe rồi, cho làm cam kết rồi, sẽ gửi thông báo kết quả xử lý cho tôi trong nay, mai ; nhưng cho đến nay tôi vẫn chưa nhận được thông báo kết quả xử lý của Công an phường; Tóm lại là cho đến bây giờ vẫn chưa có bằng chứng gì để chứng minh cho tôi (người tố cáo) an tâm là Công an phường đã xử lý. Kính xin Luật sư cho biết việc làm của Công an phường mà tôi nêu trên
1. Xử lý đối tượng mà không có mặt người tố cáo.
2. Không gửi thông báo kết quả xử lý cho người tố cáo đã đúng với các quy định của pháp luật về tố cáo, khiếu nại của công dân hay chưa ? Nếu chưa đúng thì tôi phải làm gì ? Khiếu nại ở đâu ?
Trân trọng cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo trong thời gian 10 ngày có trách nhiệm phải kiểm tra, xác minh thông tin của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày. Trường hợp không thuộc thẩm quyền của mình thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo sẽ tiến hành chuyển đơn lên cấp có thẩm quyền (Điều 20, Luật tố cáo 2011).
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự quy định tại điều 18 Luật tố cáo 2011:
“Điều 18. Trình tự giải quyết tố cáo
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
2. Xác minh nội dung tố cáo;
3. Kết luận nội dung tố cáo;
4. Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.”
Luật sư tư vấn pháp luật về trình tự giải quyết tố cáo:1900.6568
Theo quy định của Luật Tố cáo 2011 và
Về việc thông báo giải quyết kết quả giải quyết tố cáo: Theo quy định của Điều 26 Luật Tố cáo 2011, thì người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo. trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo gửi thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo. Như vậy, trong trường hợp nếu bạn không có yêu cầu gửi thông báo kết luận nội dung tố cáo thì cơ quan giải quyết tố cáo không gửi thông báo bằng văn bản cho bạn; Nếu trong trường hợp bạn có yêu cầu mà cơ quan giải quyết tố cáo không gửi cho bạn là vi phạm về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo. Trong trường hợp này bạn có quyền khiếu nại về việc giải quyết tố cáo của cơ quan giải quyết tố cáo đến người giải quyết hoặc thủ trưởng của người đó theo quy định của