Không đăng ký tạm trú bao nhiêu lâu thì bị xử phạt? Mức xử phạt khi không đăng ký tạm trú đúng thời hạn? Không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền được tự do cư trú, tuy nhiên việc cư trú phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, công dân phải thực hiện đăng ký tạm trú khi đến nơi ở mới không phải nơi thường trú của mình. Trường hợp không thực hiện theo đúng quy định sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
1. Quyền, trách nhiệm của công dân về cư trú
1.1. Quy định của pháp luật về nơi cư trú của công dân
Theo quy định tại Luật cư trú 2006 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013) và Hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú:
– Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố. Cụ thể, bao gồm:
+ Nhà ở;
Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
+ Nhà khác không thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
– Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
– Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
– Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân đã nêu ở trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.
1.2. Quy định về quyền và trách nhiệm của công dân về cư trú
Theo quy định tại Luật cư trú 2006 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013), công dân có các quyền và trách nhiệm như sau:
Thứ nhất, công dân có các quyền về cư trú như sau:
– Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định
– Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
– Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Cá nhân bị hạn chế quyền tự do cư trú trong những trường hợp sau:
-. Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
– Người bị Toà án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế.
– Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
Thứ hai, bên cạnh các quyền, công dân có các trách nhiệm sau:
– Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú.
– Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp.
– Nộp lệ phí đăng ký cư trú.
– Xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu.
– Báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc bị hư hỏng.
Bên cạnh đó, công dân có trách nhiệm phát hiện, thông báo kịp thời và giúp đỡ cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật
2.1. Quy định về thời hạn đăng ký tạm trú
Theo quy định tại Điều 30 Luật cư trú 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2013), đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn
2.2. Hồ sơ đăng ký tạm trú theo quy định
Theo quy định tại Điều 30 Luật cư trú 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2013) và Hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA, hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6
Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.
Lưu ý:
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp của cá nhân đó, trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu trên
2.3. Trình tự thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định
Tại Điều 30 Luật cư trú 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2013) và hướng dẫn bởi Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA, thủ tục đăng ký tạm trú được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú
Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến sinh sống, làm việc, lao động, học tập
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu
– Đối với cán bộ đăng ký: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cán bộ đăng ký phải đề xuất bằng văn bản và chuyển toàn bộ hồ sơ lên Trưởng Công an xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định;
– Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ và đề xuất của cán bộ đăng ký thì Trưởng Công an xã, phường, thị trấn phải duyệt hồ sơ đăng ký tạm trú, ghi rõ thời gian, nội dung (đồng ý hay không đồng ý giải quyết) vào văn bản đề xuất của cán bộ đăng ký, ký sổ tạm trú.
– Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký tạm trú thì Trưởng Công an xã, phường, thị trấn phải trả lời công dân bằng văn bản.
Bước 3: Trả kết quả
Cá nhân nhận sổ tạm trú tại đơn vị đăng ký tạm trú
3. Xử lý vi phạm hành chính đối với trường hợp không đăng ký tạm trú
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm về đăng ký tạm trú sẽ bị xử phạt như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú;
Thứ hai, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
– Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
– Thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
– Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
Thứ ba, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
– Làm giả sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;
– Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;
– Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;
– Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;
– Ký
– Sử dụng hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu;
– Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.
Theo nguyên tắc quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.