Thời hạn của giấy khám sức khỏe? Quy định về giấy khám sức khoẻ? Giấy khám sức khoẻ có thời hạn sử dụng bao nhiêu lâu? Quy định mới nhất của pháp luật về việc cấp và sử dụng giấy khám sức khoẻ?
Có thể nói bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì tình hình môi trường ở Việt Nam nói riêng và các nước nói chung cũng đang trở thành vấn đề nóng của toàn cầu. Biến đối khí hậu, ô nhiễm môi trường kéo theo những nguy cơ xấu và các vấn đề về sức khỏe ngày càng trở nên phổ biến. Việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ chính là một trong những giải pháp hữu hiệu để chúng ta chẩn đoán và kiểm soát kịp thời các bệnh lý, đảm bảo sức khỏe cho mỗi cá nhân.
Luật sư
Bên cạnh đó, tình trạng sức khỏe cũng chính là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng trong học tập và làm việc. Do đó, vấn đề này đã được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật về tuyển sinh, lao động,…Chính vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động khám sức khỏe được thực hiện một cách toàn diện và đúng quy trình, Bộ y tế đã ban hành Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về khám sức khỏe và thời hạn sử dụng của
Mục lục bài viết
1. Đối tượng thực hiện khám sức khỏe theo quy định
Theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT, Giấy khám sức khỏe được cấp cho các đối tượng sau:
– Các cá nhân bao gồm người Việt Nam, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ hoặc khám sức khỏe khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác.
– Trường hợp người lao động Việt Nam khám sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Lưu ý:
Việc khám sức khỏe trong quy định này không được áp dụng đối với những trường hợp sau đây:
– Một là, khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở khám chữa bệnh.
– Hai là, trường hợp khám giám định y khoa, giám định pháp y, pháp y tâm thần.
– Ba là, trường hợp cá nhân khám để cấp giấy chứng thương
– Bốn là, cá nhân thực hiện khám bệnh nghề nghiệp
– Năm là, những trường hợp khám sức khỏe để thi tuyển vào lực lượng vũ trang, khám sức khỏe trong lực lượng vũ trang.
2. Quy định về thẩm quyền cấp giấy sức khỏe
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT, việc khám sức khỏe chỉ được thực hiện tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh đáp ứng hai điều kiện sau đây:
– Thứ nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được cấp giấy phép hoạt động.
– Thứ hai, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định để thực hiện việc khám sức khỏe như các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị (phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa phù hợp, cơ sở vật chất và thiết bị thiếu yếu theo quy định) và đủ điều kiện về chuyên môn thực hiện việc khám sức khỏe.
Đối với trường hợp giấy khám sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì giấy khám sức khỏe này chỉ có thể được sử dụng ở Việt Nam trong trường hợp giữa Việt Nam và quốc gia đó có điều ước hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau. Trong trường hợp này, giấy khám sức khỏe cần phải được dịch sang tiếng Việt có chứng thực bản dịch.
3. Hồ sơ, thủ tục khám sức khỏe theo quy định của pháp luật
Thứ nhất, về hồ sơ khám sức khỏe, cá nhân thực hiện khám sức khỏe cần chuẩn bị hồ sơ khám gồm các giấy tờ sau:
– Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT
– Ảnh chân dung của người khám cỡ 04 x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.
– Văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đối với trường hợp người khám sức khỏe là người mất năng lực hành vi dân sự, người không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Đối với trường hợp người khám sức khỏe là lao động khám định kỳ cần có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi làm việc xác nhận. Trường hợp khám định kỳ đơn lẻ cần có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người này làm việc.
Thứ hai, việc thực hiện khám sức khỏe được thực hiện theo thủ tục sau:
– Bước 1: Người khám sức khỏe nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại nơi có thẩm quyền khám sức khỏe.
– Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu ảnh và các giấy tờ liên quan (nếu có). Thực hiện đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi thực hiện đối chiếu.
– Bước 3: Thực hiện khám sức khỏe theo quy trình được hướng dẫn
Thứ ba, nội dung khám sức khỏe theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT được thực hiện gồm các nội dung sau:
– Trường hợp người khám sức khỏe là người từ đủ 18 tuổi trở lên không nằm trong trường hợp khám sức khỏe định kỳ: nội dung khám được thực hiện theo nọi dung được ghi trong Giấy khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Đối với khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Với những trường hợp thực hiện khám sức khỏe định kỳ thì nội dung khám được thực hiện theo nội dung trong sổ khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Đối với trường hợp khám sức khỏe theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành thì việc khám phải thực hiện theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định theo mẫu của chuyên ngành đó.
– Riêng đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu thì việc khám sức khỏe được thực hiện theo nội dung mà người khám yêu cầu.
4. Thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe theo quy định
Thứ nhất, về số lượng giấy khám sức khỏe được cấp: Theo quy định, người khám sức khỏe được cấp 01 bản, trong trường hợp người khám có yêu cầu cấp nhiều bản thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện việc nhân bản giấy khám sức khỏe và dán ảnh, đóng dấu giáp lai theo quy định
Thứ hai, về thời hạn trả giấy khám sức khỏe:
– Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: thời hạn trả giấy khám sức khỏe cho người được khám của cơ sở khám được thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi việc khám sức khỏe kết thúc, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe.
– Với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: thời hạn trả giấy khám sức khỏe cho người khám được thực hiện theo sự thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
Thứ ba, về thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT, giấy khám sức khỏe có giá trị sử dụng trong thời hạn sau đây:
– Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền ký kết luận sức khỏe. Đối với khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;
– Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT, đối với người có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước ngoài cấp thuộc trường hợp được sử dụng ở Việt Nam theo quy định thì thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đó không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp. Giấy khám sức khỏe phải được dịch sang tiếng Việt có chứng thực bản dịch.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi năm ngoái em có làm giấy khám sức khỏe để xin việc làm ngày khám là 10/7/2019 trong giấy ghi là có hiệu lực là 12 tháng mà em nghe người ta bảo là chỉ có hiệu lực là 6 tháng. Vậy có đúng không ạ ?
Luật sư tư vấn:
Về thời hạn giấy khám sức khỏe được quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT về cấp giấy khám sức khỏe như sau:
“1. Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau:
a) Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;
b) Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
2. Thời hạn trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ:
a) Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK;
b) Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
3. Giá trị sử dụng của Giấy KSK, kết quả KSK định kỳ:
a) Giấy KSK có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với KSK cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy KSK theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;
b) Kết quả KSK định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp người được KSK có xét nghiệm HIV dương tính thì việc thông báo kết quả xét nghiệm này phải theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.”.
Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT thì Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe. Đối với khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc.
Theo đó, nếu trên Giấy khám sức khỏe của bạn ghi ngày 10/7/2015 là ngày ký kết luận sức khỏe thì giấy khám sức khỏe đó sẽ có hiệu lực đến ngày 10/7/2016 (có giá trị trong vòng 12 tháng) theo quy định của pháp luật. Như vậy, ý kiến cho rằng giấy khám sức khỏe của bạn chỉ có thời hạn sử dụng 06 tháng là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.
5. Thời hạn của giấy khám sức khỏe
Tóm tắt câu hỏi:
Em có một vấn để cần tư vấn như sau:
Hiện nay em đang là sinh viên năm cuối tại một trường đại học.gần đây trường em có ra thông báo về việc khám sức khỏe đối với sinh viên. Em muốn hỏi rằng khi khám sức khỏe ở trường thì sẽ khám những gì? giấy khám sức khỏe này sẽ có thời hạn bao lâu?
Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về nội dung khám sức khỏe như sau:
“Điều 6. Nội dung khám sức khỏe
1. Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Sổ KSK định kỳ quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với trường hợp KSK theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại mẫu giấy KSK của chuyên ngành đó.
5. Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu: khám theo nội dung mà đối tượng KSK yêu cầu.”
Theo trình bày của bạn, thì bạn là sinh viên năm cuối tại trường đai học, do đó được hiểu là bạn đã trên 18 tuổi. Việc khám sức khỏe này của bạn cũng được hiểu là không phải khám sức khỏe định kỳ và khám sức khỏe theo yêu cầu. Do đó trường hợp của bạn thuộc khoản 1 Điều này, vì vậy, nội dung khám sức khỏe của bạn sẽ theo nội dung ghi trong Giấy khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Đối với thời hạn của giấy khám sức khỏe được quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT như sau:
“Điều 8. Cấp Giấy khám sức khỏe
1. Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau:
a) Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;
b) Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
2. Thời hạn trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ:
a) Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK;
b) Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
3. Giá trị sử dụng của Giấy KSK, kết quả KSK định kỳ:
a) Giấy KSK có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với KSK cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy KSK theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;
b) Kết quả KSK định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp người được KSK có xét nghiệm HIV dương tính thì việc thông báo kết quả xét nghiệm này phải theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.”
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ này ký kết luận sức khỏe. Trong trường hợp bạn sử dụng giấy khám sức khỏe này để đi làm theo