Chuyển công tác có được hưởng phụ cấp không? Xử lý khi bị cắt tiền phụ cấp của người lao động không có thông báo? Quy định về xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương?
Hiện nay để bảo vệ quyền lợi người lao động tham gia lao động pháp luật có đưa ra các quy định về mức phụ cấp trong công việc của từng ngành về, bù đắp các yếu tố điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt làm việc. Vậy hiện nay có những loại phụ cấp nào cho người lao động?
Chế độ phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc và mức độ thu hút lao động của công ty, nhưng chưa được tính đủ trong mức lương của thang lương, bảng lương.
Luật sư tư vấn các quy định về phụ cấp, trợ cấp cho người lao động: 1900.6568
Theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 04 năm 2015 người lao động tùy vào tính chất công việc và điều kiện lao động làm việc sẽ được hưởng các phụ cấp sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
- 2 2. Chế độ phụ cấp trách nhiệm:
- 3 3. Chế độ phụ cấp lưu động:
- 4 4. Chế độ phụ cấp thu hút:
- 5 5. Chế độ phụ cấp khu vực:
- 6 6. Chế độ phụ cấp chức vụ:
- 7 7. Chuyển công tác có được hưởng phụ cấp không?
- 8 8. Xử lý khi bị cắt tiền phụ cấp của người lao động không có thông báo:
1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.
2. Chế độ phụ cấp trách nhiệm:
+ Phụ cấp trách nhiệm được áp dụng đối với người lao động làm một số công việc thuộc công tác quản lý (như tổ trưởng, tổ phó, đội trưởng, đội phó, quản đốc, đốc công, trưởng ca, phó trưởng ca, trưởng kíp, phó trưởng kíp và chức danh tương tự) hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn so với trách nhiệm đã tính trong mức lương của thang lương, bảng lương (như thủ quỹ, thủ kho, kiểm ngân và chức danh tương tự).
+ Công ty rà soát, đánh giá yếu tố trách nhiệm đối với công việc để xác định mức phụ cấp trách nhiệm, bảo đảm mức phụ cấp cao nhất không vượt quá 10% mức lương của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương.
+ Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp trách nhiệm.
3. Chế độ phụ cấp lưu động:
+ Phụ cấp lưu động được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, như thi công các công trình xây dựng; khảo sát, tìm kiếm, khoan thăm dò khoáng sản; khảo sát, đo đạc địa hình, địa chính, khảo sát xây dựng chuyên ngành, sửa chữa, duy tu đường bộ, đường sắt; nạo vét công trình đường thủy và công việc có điều kiện tương tự.
+ Công ty rà soát, đánh giá tính chất lưu động đối với công việc để xác định mức phụ cấp lưu động, bảo đảm mức phụ cấp cao nhất không vượt quá 10% mức lương của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương.
+ Phụ cấp lưu động được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo số ngày thực tế lưu động.
4. Chế độ phụ cấp thu hút:
+ Phụ cấp thu hút được áp dụng đối với người lao động đến làm ở vùng kinh tế mới, vùng có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, công trình cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện mà Nhà nước quy định có phụ cấp thu hút; nghề, công việc công ty cần thu hút lao động.
+ Công ty rà soát địa bàn, công trình, nghề, công việc cụ thể để xác định mức độ thu hút đối với người lao động và thiết kế mức phụ cấp, bảo đảm mức phụ cấp cao nhất không vượt quá 35% mức lương của chức danh hoặc công việc trong thang lương, bảng lương.
+ Phụ cấp thu hút được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Thời gian thực hiện từ 3 đến 5 năm, tùy thuộc vào điều kiện của địa bàn làm việc hoặc nghề, công việc được áp dụng.
5. Chế độ phụ cấp khu vực:
+ Phụ cấp khu vực được áp dụng đối với người lao động làm việc ở địa bàn mà Nhà nước quy định cán bộ, công chức làm việc ở địa bàn này được hưởng phụ cấp khu vực. Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực được thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và các văn bản sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung.
+ Mức phụ cấp do công ty quyết định tối đa bằng mức tiền tuyệt đối mà cán bộ, công chức trên địa bàn đang hưởng.
+ Phụ cấp khu vực được xác định theo nơi làm việc của người lao động và tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi không làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp khu vực.
6. Chế độ phụ cấp chức vụ:
+ Phụ cấp chức vụ được áp dụng đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (ban) trong trường hợp công ty quy định Trưởng phòng, Phó trưởng phòng (ban) hưởng lương chuyên môn, cộng phụ cấp chức vụ.
+ Công ty đánh giá yếu tố phức tạp công việc của chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng theo Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này, so sánh tương quan với công việc chuyên môn, nghiệp vụ để xác định mức phụ cấp, bảo đảm cao nhất không vượt quá 15% mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất trong bảng lương của lao động chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Phụ cấp chức vụ được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng. Khi thôi không giữ chức vụ từ 01 tháng trở lên thì không hưởng phụ cấp chức vụ.
Như vậy, có 6 phụ cấp chính cho người lao động, mức phụ cấp cụ thể có sự thay đổi giữa các lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay, Thông tư 17/2015/TT-BLDTBXH đã hết hiệu lực và chưa có văn bản thay thế. Dương Gia sẽ cập nhật nội dung khi có văn bản thay thế đến quý khách hàng.
7. Chuyển công tác có được hưởng phụ cấp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, trước đây, tôi là giáo viên của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Giang, ngạch lương 15.113, bậc 4, hệ số 3,33, được hưởng phụ cấp đứng lớp và phụ cấp thâm niên. Nhưng nay, tôi mới được điều động về làm giáo viên tại Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân trực thuộc Hội Nông dân tỉnh. Vậy xin hỏi, Hiên nay lương của tôi được xếp vào ngạch nào? tôi có còn được hưởng phụ cấp đứng lớp và phụ cấp thâm niên nữa không? Trường hợp tôi làm giáo viên kiêm phó phòng thì phụ cấp chức vụ thế nào?
Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, đối với mỗi đơn vị đều có quy chế riêng trong xây dựng thang bảng lương tuân theo những quy định chung của pháp luật. Việc lương của chị được xếp vào ngạch nào cần căn cứ vào nhiều yếu tố trong đó có vị trí công tác.
Thứ hai, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 244/2005/QĐ-TTG thì, khi chuyển sang cơ sở mới chị vẫn tiếp tục trực tiếp giảng dạy thì sẽ vẫn nhận được phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo (phụ cấp đứng lớp) và cũng sẽ nhận được phụ cấp thâm niên theo quy định tại Điều 6 Nghị định 204/2005/NĐ-CP.
Thứ ba, căn cứ vào Khoản 2 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì phụ cấp kiêm nhiệm chức danh sẽ được áp dụng và tính như sau:
“2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:
Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp”.
8. Xử lý khi bị cắt tiền phụ cấp của người lao động không có thông báo:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm công ty được 2 năm được hưởng những chế độ như là tiền chuyên cần tiền đi lại và tiền phụ cấp ca 3. Đến cuối tháng 4 thì các khoản phụ cấp đó bị cắt mà không có thông báo gì về phía công ty. Vậy tôi xin hỏi luận sư về phía công ty tôi làm như vậy có đúng không .còn về phía lao động có quyền gì và phải làm sao ?
Luật sư tư vấn:
Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh; Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong
Điều 23
Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể bao gồm:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Tóm lại, bạn phải căn cứ vào thỏa thuận trên hợp đồng lao động để đảm bảo được quyền lợi của mình khi tham gia quan hệ lao động.
Thứ hai, nếu như hợp đồng có thỏa thuận về phụ cấp và công ty muốn cắt tiền phụ cấp thì phải thực hiện theo trình tự tại Điều 35 của
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết
3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động là quyền của người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Trường hợp công ty có hành vi cắt giảm phụ cấp mà không thông báo thì bạn có thể hỏi lại cơ quan công đoàn cơ sở tại công ty để được giải đáp rõ ràng về quyền lợi. Nếu công ty có hành vi vi phạm hợp đồng thì bạn và những người lao động khác có thể làm đơn khiếu nại gửi trực tiếp đến cơ quan quản lý của công ty.
Còn trong trường hợp bạn tăng ca thì công ty sẽ phải áp dụng quy định về làm thêm giờ tại Điều 97 Bộ luật lao động.