Thời gian thực hiện nghĩa vụ công an có được cộng dồn bảo hiểm xã hội khi làm việc không? Quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian thực hiện nghĩa vụ công an có được cộng dồn bảo hiểm xã hội khi làm việc không? Quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tham gia nghĩa vụ quân sự bên nghành công an từ năm 2000. Đến tháng 3 năm 2004 thì hết nghĩa vu. Và đã được thanh toán một lần theo chế độ.Về đi học đến năm 2007 thì được nhận vô làm giáo viên cho đến nay. Vậy cho tôi hỏi, thời gian thực hiện nghĩa vụ, tôi có được cộng dồn bảo hiểm xã hội vào thời gian đang công tác không? Tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
"5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội."
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 về các chế độ được hưởng sau xuất ngũ:
"3. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:
a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;
b) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;
c) Được trợ cấp tạo việc làm;
d) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;
đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;
e) Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự qua tổng đài: 1900.6568
Có thể thấy, khi nhập ngũ bạn tiến hành đóng bảo hiểm xã hội thì sau khi xuất ngũ bạn sẽ được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Sau khi hưởng chế độ này mặc định là cơ quan bảo hiểm đã thanh toán tiền bảo hiểm trong suốt thời gian bạn tại ngũ, khi bạn đã hưởng chế độ này thì bạn tham gia bảo hiểm xã hội mới với công việc mới sẽ không được tính cộng dồn thời gian đóng từ lúc bạn nhập ngũ vì bạn đã hưởng chế độ trong thời gian đóng đó rồi.