Khoản tiền trợ cấp thôi việc là một trong những quyền lợi của người lao động khi nghỉ việc tại nơi làm việc. Vậy thời gian thử việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
Mục lục bài viết
1. Thời gian thử việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
1.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc:
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền hỗ trợ tài chính do người sử dụng lao động chi trả cho người lao động sau khi mà người lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt
– Có ký kết
– Hợp đồng lao động chấm dứt theo các trường hợp sau:
+ Hết hạn hợp đồng lao động;
+ Đã hoàn thành các công việc theo hợp đồng lao động;
+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được tòa án cho hưởng án treo hoặc không thuộc các trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, bị tử hình hoặc bị cấm làm các công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
+ Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
+ Người sử dụng lao động là cá nhân bị chết; bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã bị chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân mà chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động;
+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động.
– Người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
Như vậy, để người lao động khi nghỉ việc được bên phía người sử dụng lao động chi trả khoản tiền trợ cấp thôi việc thì người lao động phải đáp ứng đủ tất cả những điều kiện đã nêu trên.
1.2. Thời gian thử việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
Tại khoản 2 Điều 46
Thêm nữa, tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động có quy định về tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động, theo Điều luật này thì tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:
– Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc;
– Thời gian thử việc;
– Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi các chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được chính người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
– Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
– Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;
– Thời gian nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động;
– Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
– Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
– Thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo quy định trên thì thời gian thử việc là một trong những thời gian được tính trong tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động. Như vậy, qua các điều luật đã nói trên thì thời gian thử việc của người lao động có được tính hưởng trợ cấp thôi việc.
2. Những đối tượng không được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc:
Không phải bất kỳ người lao động nào khi nghỉ việc cũng được bên người sử dụng lao động chi trả khoản tiền trợ cấp thôi việc, những đối tượng sau đây sẽ không được bên phía người sử dụng lao động chi trả khoản tiền này:
– Không đủ các điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc đã được nêu ở mục trên;
– Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội;
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A đang làm việc có ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty TNHH X, bà làm việc tại công ty X 10 năm. Tổng quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của bà A là 25 năm. Đến ngày 20/03/2023 bà A đủ 56 tuổi (đủ tuổi để nghỉ việc nhận lương hưu). Tuy nhiên, hai bên là bà A và bên phía công ty X cũng đã thỏa thuận với nhau là bà A vẫn sẽ tiếp tục làm việc tại công ty X thêm 01 năm nữa. Như vậy, đối chiếu với những đối tượng không được bên phía người sử dụng lao động chi trả khoản tiền trợ cấp thôi việc đã nêu ở trên thì bà A thuộc đối tượng người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu, tương lai sau khi bà A nghỉ việc tại công ty X để về hưu thì bà A sẽ không được công ty A chi trả khoản tiền trợ cấp thôi việc.
3. Người sử dụng lao động không chi trả khoản trợ cấp thôi việc có bị xử lý không?
Tại khoản 1 Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định rõ người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động nếu như người lao động đáp ứng đủ các điều kiện về việc được nhận trợ cấp thôi việc, trừ các trường hợp pháp luật quy định các đối tượng không được người sử dụng lao động chi trả tiền trợ cấp thôi việc. Vì việc trả cho người lao động khoản tiền trợ cấp thôi việc khi họ nghỉ việc là trách nhiệm của người sử dụng lao động, thế nên nếu như người lao động hoàn toàn đáp ứng đủ các điều kiện để được nhận trợ cấp thôi việc mà người sử dụng lao động lại không hoàn tất việc trả tiền trợ cấp thôi việc đúng hạn cho người lao động thì có nghĩa là người sử dụng lao động đang làm trái với quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật về lao động, cụ thể tại khoản 1 Điều 48
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
– Người sử dụng lao động thay đổi về cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi về loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng các tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Theo đó, với trường hợp thông thường thì người lao động chỉ mất tối đa là 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì họ sẽ nhận được trợ cấp thôi việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, thì người lao động có thể phải chờ đến 30 ngày để nhận trợ cấp thôi việc.
Nếu như người sử dụng lao động không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, cụ thể sẽ bị xử phạt như sau:
– Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người lao động đến 10 người lao động;
– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người lao động đến 50 người lao động;
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động đến 100 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người lao động đến 300 người lao động;
– Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Lao động 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.