Chế độ thử thách của án treo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đấu tranh và phòng chống tội phạm khi cơ quan nhà nước đã tạo cơ hội khoan hồng cho những đối tượng phạm tội bị kết án được tiếp tục quay trở lại xã hội và vẫn buộc phải chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan công quyền và gia đình.
Mục lục bài viết
1. Thời gian thử thách là gì?
Thời gian thử thách là thời gian cần thiết để cho người được hưởng án treo chứng tỏ sự tự cải tạo của mình trong điều kiện không bị cách ly khỏi đời sống xã hội và được
2. Điều kiện được hưởng án treo:
Khi quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, Tòa án đồng thời buộc phải tuyên thời gian thử thách đối với người phạm tội và chế định án treo chỉ có ý nghĩa khi tuyên thời gian thử thách đúng theo luật định. Thời gian thử thách là khoảng thời gian đủ để người bị kết án tự khẳng định về sự tự giác cải tạo của mình. Mặt khác, thời gian thử thách của án treo cũng giúp Tòa án có điều kiện kiểm tra tính đúng đắn của việc áp dụng án treo đối với người bị kết án trong thời gian chấp hành bản án. Căn cứ tại Điều 65
Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
3. Cách tính thời gian chịu thử thách của án treo:
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2018/NQ-CP, khi cho người phạm tội hưởng án treo Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm. Như vậy, 1 năm là khoảng thời gian tối thiểu và 5 năm là khoảng thời gian tối đa thử thách đối với người được hưởng án treo. Mọi quyết định thời gian thử thách nằm ngoài khoảng này đều là trái luật.
Mốc thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo không được trực tiếp quy định trong BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 mà chỉ được hướng dẫn trong các văn bản dưới luật và giữa chúng có sự khác nhau, tựu trung ở hai hướng giải thích:
Hướng thứ nhất, thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo. Theo đó, nếu Tòa án cấp sơ thẩm cho người bị kết án được hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm, còn nếu Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo nhưng Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án phúc thẩm.
Hướng thứ hai, thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án. Nghĩa là thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được tính từ khi bản án của Tòa án cấp sơ thẩm hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị (muộn nhất là sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm). Hoặc nếu có kháng cáo, kháng nghị mà Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách sớm nhất khi tuyên án phúc thẩm.
Từ hai hướng giải thích trên về thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo, ta nhận thấy:
Nếu theo hướng thứ nhất, thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo theo hướng thứ nhất thể hiện được tính hợp lý của nó là phát huy được tác dụng phòng ngừa tội phạm của án treo ngay từ khi tuyên án sơ thẩm. Cách này hạn chế tình trạng người được hưởng án treo phạm tội trong thời gian kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm mà không bị coi là phạm tội trong thời gian thử thách, từ đó loại trừ sự phức tạp trong việc tổng hợp hình phạt nếu người được hưởng án treo phạm tội trong thời gian kháng cáo, kháng nghị. Mặt khác, nó cũng làm cho người bị kết án đỡ bị thiệt thòi vì việc xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm thường chậm. Song hướng dẫn này cũng bộc lộ một bất cập là cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, giáo dục người bị kết án chỉ bắt đầu thực hiện chức năng này khi nhận được quyết định thi hành án sau khi bản án đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị.
Hướng thứ hai về thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo khắc phục được bất cập của hướng thứ nhất như đã phân tích ở trên (tức thời gian kháng cáo, kháng nghị của bản án sơ thẩm không được tính vào thời gian thi hành án). Song hướng dẫn này thể hiện Điểm bất cập ở chỗ đã phân hoá người bị kết án được hưởng án treo thành hai nhóm: Nhóm một, người được hưởng án treo là cán bộ công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người làm công ăn lương; Nhóm hai, người được hưởng án treo là các đối tượng còn lại như nông dân, người không có việc làm, người làm công việc nội trợ…
Theo đó, pháp luật hình sự Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và bổ sung để có thể đưa ra một cách xác định thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo chuẩn nhất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kết án. Hiện nay, thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định như sau:
– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm;
– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm;
– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời Điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm;
– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm;
– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu;
– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực;
– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực;
– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Ngoài ra, pháp luật hình sự cũng quy định những trường hợp cụ thể về thời gian thử thách như sau:
a) Cách tính thời gian thử thách của án treo khi không bị tạm giam
Theo quy định thì khi cho người bị xử phạt tù hưởng án treo, trong mọi trường hợp Tòa án phải ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm trong trường hợp người bị xử phạt tù không bị tạm giam thì thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm. Như vậy công thức tính thời gian thử thách của án treo khi không bị tạm giam được khái quát như sau:
TGTT= số năm tù ( nhưng cho hưởng án treo ) x 2. Tuy nhiên kết quả không được lớn hơn 5 năm
b) Cách tính thời gian thử thách của án treo khi bị tạm giam
Trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giam thì lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm. Như vậy công thức để tính thời giam thử thách của một người khi đã bị tạm giam như sau:
TGTT = Số năm tù ( cho hưởng án treo) – thời gian tạm giam x . Tuy nhiên kết quả cũng không được vượt quá 5 năm
c) Cách tính thời gian thử thách của án treo trong trường hợp đặc biệt
Theo quy định tại Điểm c tiểu mục 6.4 của NQ số 01/2007/NQ-HĐTP quy định như sau:
” c) Trong trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thể ấn định thời gian ngắn hơn mức được hướng dẫn tại các Điểm a và b tiểu mục 6.4 này, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. “
Như vậy theo quy định trên thì trong trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thể ấn định thời gian thử thách ngắn hơn 2 trường hợp quy định ở trên tuy nhiên lý do của việc rút bới thời gian thử thách phải được ghi rõ trong bản án
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Nghị quyết 02/2018/NQ-CP
– Thông tư Liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-