Việt Nam được xem là quốc gia có đường bờ biển chạy dài theo lãnh thổ, nằm ở khu vực trung tâm Đông Nam Á, có đường biên giới tiếp liền với 03 quốc gia, lợi thế thuận lợi là nền tảng giúp cho Việt Nam phát triển dịch vụ quá cảnh hàng hóa. Dưới đây là quy định của pháp luật về thời gian quá cảnh hàng hóa trên lãnh thổ của Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Thời gian quá cảnh hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 241 của Văn bản hợp nhất
Theo đó thì có thể nói, quá cảnh hàng hóa là khái niệm để chỉ hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vận chuyển hàng hóa thuộc quyền sở hữu của mình qua lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoạt động quá cảnh bao gồm các hoạt động sau:
– Trung chuyển hàng hóa;
– Chuyển tải hàng hóa;
– Lưu kho, chia tách lô hàng;
– Thay đổi phương thức vận tải;
– Các công việc khác thực hiện trong quá trình quá cảnh.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 248 của Văn bản hợp
– Thanh toán thù lao quá cảnh bằng các loại hàng hóa quá cảnh;
– Tiêu thụ trái phép hàng hóa qua cảng, tiêu thụ trái phép phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
Đồng thời, thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam cũng là một trong những chế định quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể như sau:
– Thời gian quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được xác định tối đa là 30 ngày, được tính kể từ ngày hoàn tất thủ tục hải quan tại các khu vực cửa khẩu, ngoại trừ các trường hợp sau: Trường hợp được gia hạn, hoặc trong trường hợp hàng hóa được lưu kho trên lãnh thổ Việt Nam hoặc hàng hóa bị hư hỏng, hàng hóa bị tổn thất, phương tiện vận tải cho hàng hóa quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh;
– Đối với các loại hàng hóa được lưu kho trên lãnh thổ của Việt Nam, các loại hàng hóa bị hư hỏng, hàng hóa bị tổn thất, phương tiện vận tải chở hàng hóa quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh nay cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục các hư hỏng, khắc phục tổn thất, thì thời gian quá cảnh sẽ được gia hạn thêm tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó, đồng thời bắt buộc phải được cơ quan hải quan nơi thực hiện thủ tục quá cảnh đồng ý và chấp nhận. Trong trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với các loại hàng hóa quá cảnh căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 thì bắt buộc phải được bộ trưởng Bộ công thương cho phép;
– Trong khoảng thời gian lưu kho, khắc phục các hư hỏng, khắc phục tổn thất của hàng hóa quá cảnh, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng hóa quá cảnh đỏ vẫn phải đặt dưới sự quản lý giám sát của cơ quan hải quan.
Theo đó, theo điều luật phân tích nêu trên, thời gian quá cảnh đối với hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam tối đa được xác định là 30 ngày được tính kể từ ngày hoàn thành xong thủ tục hải quan tại cửa khẩu, ngoại trừ các trường hợp sau:
– Thực hiện thủ tục gia hạn thời gian quá cảnh;
– Hàng hóa được lưu kho trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Hàng hóa bị hư hỏng, bị tổn thất;
– Phương tiện vận tải chở hàng hóa quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh, được cơ quan hải quan nơi thực hiện thủ tục quá cảnh đồng ý gia hạn thêm thời gian khắc phục.
2. Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về vấn đề cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa. Cụ thể như sau:
– Căn cứ vào Điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bộ trưởng Bộ giao thông vận tải là chủ thể có thẩm quyền quy định về tuyến đường được vận chuyển các loại hàng hóa quá cảnh;
– Hàng hóa chỉ được phép quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và quá cảnh theo những tuyến đường trên lãnh thổ Việt Nam quy định cụ thể tại các Điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hoặc theo quy định của bộ trưởng Bộ giao thông vận tải;
– Trong thời gian hàng hóa quá cảnh, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh buộc phải được bộ trưởng Bộ giao thông vận tải cho phép và đồng ý.
Theo đó thì có thể nói, hàng hóa sẽ chỉ được phép quá cảnh thông qua các cửa khẩu và quá cảnh trên các tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh do bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định dựa trên các Điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên. Trong quá trình quá cảnh hàng hóa, hoạt động thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh bắt buộc phải được bộ trưởng Bộ giao thông vận tải cho phép.
3. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 252 của Văn bản hợp nhất Luật thương mại năm 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh. Theo đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thì bên thuê dịch vụ quá cảnh sẽ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh nhận các loại hàng hóa tại cửa khẩu theo thời gian mà các bên đã thỏa thuận;
– Có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của các loại hàng hóa quá cảnh trong khoảng thời gian quá cảnh qua lãnh thổ của Việt Nam;
– Có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện đầy đủ mọi thủ tục cần thiết để hạn chế tối đa những rủi ro, tổn thất hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong khoảng thời gian quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam;
– Có nghĩa vụ đưa hàng hóa quá cảnh đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian mà các bên đã thỏa thuận ban đầu;
– Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về hàng hóa quá cảnh cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh khi có yêu cầu;
– Cung cấp đầy đủ các chứng từ giấy tờ cần thiết có liên quan để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện thủ tục nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa đó trong lãnh thổ Việt Nam và thực hiện thủ tục suất khẩu;
– Thanh toán đầy đủ chế độ tiền thù lao quá cảnh và thanh toán đầy đủ các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh theo sự thảo thuận của các bên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý ngoại thương 2017;
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại;
– Thông tư 12/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
– Thông tư 08/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
– Công văn 53/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập khẩu theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, Thông tư 12/2018/TT-BCT.
THAM KHẢO THÊM: