Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Thương mại

Mức xử phạt đối với vi phạm về quá cảnh hàng hóa mới nhất

  • 31/01/202331/01/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    31/01/2023
    Luật Thương mại
    0

    Vi phạm quá cảnh hàng hóa là hành vi vi phạm diễn ra khá phổ biến tại nước ta hiện nay. Dưới đây là bài phân tích về mức xử phạt đối với vi phạm về quá cảnh hàng hóa mới nhất.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Thế nào là vi phạm về quá cảnh hàng hóa?
      • 2 2. Mức xử phạt đối với vi phạm về quá cảnh hàng hóa mới nhất:
      • 3 3. Ý nghĩa của việc xử phạt đối với vi phạm về quá cảnh hàng hóa:

      1. Thế nào là vi phạm về quá cảnh hàng hóa?

      Theo quy định tại Điều 241 Luật thương mại 2005, quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

      Quá cảnh hàng hóa có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia của Việt Nam cũng như lợi ích của các cá nhân, tổ chức nước ngoài sản xuất sản phẩm, hàng hóa. Chính vì vậy, việc quá cảnh hàng hóa nằm trong khuôn khổ quản lý, chặt chẽ của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về việc quản lý hoạt động quản lý quá cảnh hàng hóa. Cụ thể, Điều 45 Luật quản lý ngoại thương 2017 quy định về việc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa như sau:

      – Thứ nhất, hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.

      – Thứ hai, việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đồng thời phải nghiêm chỉnh tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.

      – Thứ ba, việc quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      – Thứ tư, cá nhân, tổ chức thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.

      Như vậy, khi thực hiện hoạt động quá cảnh hàng hóa, cá nhân, tổ chức phải tuân thủ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trên của Nhà nước. Quy định mà Nhà nước đưa ra giúp hoạt động quá cảnh được diễn ra một cách khách quan, dễ dàng, thuận lợi, bảo đảm quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức; giúp hoạt động quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

      Ta có thể hiểu, vi phạm về quá cảnh hàng hóa là việc các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về quản lý hoạt động quá cảnh của cơ quan Nhà nước. Hay nói cách khác, họ không tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc về quản lý quá cảnh mà cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra.

      2. Mức xử phạt đối với vi phạm về quá cảnh hàng hóa mới nhất:

      Thực tế hiện nay, việc vi phạm các quy định về hoạt động quá cảnh hàng hóa diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Trong quá trình trung chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân, tổ chức thường có hành vi vi phạm pháp luật về việc không tuân thủ các nguyên tắc quá cảnh. Theo đó, các chủ thể này không tuân thủ thực hiện đúng theo sự điều chỉnh của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; lẩn tránh sự giám sát của cơ quan hải quan. Thậm chí trong một số một trường hợp cá biệt, các đối tượng này còn lợi dụng việc quá cảnh để xuất khẩu, vận chuyển những loại hàng hóa cấm vận chuyển: Chất cấm, ma túy,..

      Các hành vi vi phạm về quá cảnh hàng hóa xâm phạm, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự của Việt Nam. Đồng thời, nó là sợi dây móc lối, khiến tình hình tội phạm tồn tại tại nước ta ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Lúc này, thị trường hàng hóa trong nước cũng tồn tại những hệ lụy tiêu cực, khi các loại hàng hóa kém chất lượng trôi dạt trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Hơn hết, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

      Xem thêm: Hàng quá cảnh là gì? Quy định quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam?

      Chính vì những lý do đó, hiện nay, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ nhằm điều chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm về quá cảnh hàng hóa. Cụ thể, Điều 21 Quy định số 128/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quá cảnh hàng hóa như sau:

      – Điểm a khoản 2 Điều 21 Quy định số 128/2020/NĐ-CP quy định, cá nhân, tổ chức quá cảnh hàng hóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

      – Theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Quy định này, chủ thể vi phạm về việc quá cảnh hàng hóa còn có thể bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

      – Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Quy định số 128/2020/NĐ-CP, chủ thể vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

      + Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt. Trừ tang vật vi phạm là hàng hóa bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

      + Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt.

      + Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm hổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam.

      + Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này

      Xem thêm: Quy định thời gian và tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh

      Có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định khá cụ thể và rõ ràng về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quá cảnh hàng hóa. Những quy định mà Nhà nước đưa ra là căn cứ, cơ sở để các cá nhân, tổ chức điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra các phương thức xử lý đối với các chủ thể vi phạm sao cho đúng với quy định của pháp luật.

      3. Ý nghĩa của việc xử phạt đối với vi phạm về quá cảnh hàng hóa:

      Từ những phân tích ở trên, có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể và rõ ràng về việc xử phạt đối với vi phạm về quá cảnh hàng hóa. Những quy định mà Nhà nước đưa ra dựa trên thực tế vi phạm của cá nhân, tổ chức, hậu quả vi phạm của những hành vi đó đưa ra. Hơn hết, hình thức áp dụng xử phạt này dựa trên khuôn khổ pháp luật, hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

      Việc xử phạt đối với vi phạm về quá cảnh hàng hàng hoá có vai trò, ý nghĩa như sau:

      – Đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài: Các quy định mà Nhà nước đưa ra là khuôn khổ quy tắc chung, buộc các chủ thể này phải nghiêm túc thực hiện. Nó cũng được xem là thước đo để các chủ thể này điều chỉnh lại hoạt động của mình sao cho phù hợp với các quy định của Nhà nước Việt Nam. Cùng với đó, việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm được xem là hình thức răn đe, giúp các cá nhân, tổ chức không tái phạm.

      – Đối với trật tự đất nước: Các quy định mà Nhà nước đưa ra giúp hạn chế đến mức tối đa những hành vi vi phạm có thể xảy ra. Đồng thời, nó thể hiện sức mạnh của Nhà nước trong công tác quản lý mọi hoạt động của Nhà nước, bao gồm cả hoạt động thương mại, kinh tế. Từ đó, giúp bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, sự an toàn của lãnh thổ quốc gia.

      Chính vì những ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, hiện nay, Nhà nước ta đang dần đẩy mạnh công tác quản lý, xử phạt nghiêm minh đối với hành vi vi phạm hoạt động quá cảnh hàng hóa.

      Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

      – Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

      Xem thêm: Hàng quá cảnh qua Việt Nam có phải làm thủ tục hải quan không?

      – Luật quản lý ngoại thương 2017

      – Luật thương mại 2005.

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Quá cảnh hàng hóa


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Hàng quá cảnh qua Việt Nam có phải làm thủ tục hải quan không?

        Hàng quá cảnh qua Việt Nam có phải làm thủ tục hải quan không?

        Quy định thời gian và tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh

         Quy định của pháp luật về thời gian vận chuyển hàng quá cảnh? Quy định của pháp luật về tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh?

        Hàng quá cảnh là gì? Quy định quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam?

        Hàng quá cảnh là gì? Quá cảnh hàng hóa là gì? Quy định quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam? Quyền quá cảnh hàng hóa trong thương mại? Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng hóa?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ