Phụ cấp thu hút được xem là chính sách để thu hút nhân sự chất lượng tại những vùng khó khăn, góp phần cải thiện kinh tế đất nước. Vậy thời gian nghỉ thai sản có được hưởng chợ cấp thu hút hay không?
Mục lục bài viết
1. Thời gian nghỉ thai sản được hưởng phụ cấp thu hút không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của
– Thời gian đi công tác, thời gian làm việc, thời gian học tập không ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trong khoảng thời gian từ 30 ngày trở lên;
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương trong khoảng thời gian liên tục từ 30 ngày trở lên;
– Thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ hoặc tạm giam theo quyết định hoặc bản án của cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư
– Trong trường hợp,
– Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm người lao động đó sinh con hoặc người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 sẽ không được tính là khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;
– Trong trường hợp người lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định của pháp luật về lao động, thì thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động từ khi người lao động đó nghỉ việc đến khi người lao động đi làm, trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con sẽ được tính là khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm người lao động đi làm đến khi hết thời hạn người lao động nghỉ sinh con thì người lao động nữ vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 nhưng người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
– Trong trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc, thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Theo đó thì có thể nói, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người lao động từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, khi đó sẽ được tưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, vì vậy thời gian nghỉ thai sản của người lao động sẽ không được hưởng phụ cấp thu hút.
2. Đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
– Các cán bộ, công chức, viên chức, trong đó bao gồm cả những người tập sự trong các cơ quan và đơn vị sự nghiệp của đảng, của nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương;
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan và đơn vị của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị được quy định cụ thể tại nghị định số 68/2000 của Chính phủ;
– Các đối tượng được xác định là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, những người lao động làm việc theo hợp đồng có gần lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
– Các đối tượng được xác định là sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có gửi lương từ ngân sách nhà nước thuộc công an nhân dân Việt Nam;
– Những người làm việc trong các tổ chức và lực lượng cơ yếu;
– Những người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ nguồn kinh phí hoạt động.
Theo đó thì có thể nói, các đối tượng nêu trên sẽ là những đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thu hút theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Cách tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng trợ cấp thu hút:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, có quy định cụ thể về thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, từ đó làm căn cứ tính các chế độ phụ cấp và trợ cấp, trong đó có chế độ phụ cấp thu hút. Cụ thể như sau:
– Thời gian thực tế làm việc ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật sẽ được xác định là tổng thời gian làm việc có thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở những nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng mà chưa được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì sẽ được cộng dồn. Cụ thể bao gồm:
+ Thời gian làm việc trong các tổ chức và các đơn vị sự nghiệp công lập của đảng, của nhà nước hoặc các tổ chức chính trị xã hội;
+ Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân Việt Nam, công an nhân dân hoặc các lực lượng cơ yếu.
– Cách tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cụ thể như sau:
+ Đối với trường hợp tính thời gian làm việc thực tế theo tháng: Trong trường hợp có từ 50% trở lên khoảng thời gian trong tháng thực tế làm việc ở những nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo chế độ làm việc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, thì sẽ được tính là cả tháng. Trong trường hợp có khoảng thời gian dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở những nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì sẽ không được tính. Đối với trường hợp các nhà giáo đạt từ 50% định mức rõ ràng trong tháng trở lên thì sẽ được tính là cả tháng;
+ Đối với trường hợp tính theo năm. Dưới 90 ngày thì sẽ không được tính, từ đủ thời gian 90 ngày đếm đủ 06 tháng thì sẽ được tính là một phần hai (1/2) năm công tác, trong trường hợp trên khoảng thời gian sáu06 tháng thì sẽ được tính là một năm công tác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 37/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc;
– Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.