Công đoàn được thành lập trong mỗi đơn vị doanh nghiệp. Khi đó, người lao động sẽ là đoàn viên. Vậy trong thời gian nghỉ thai sản có phải đóng tiền quỹ công đoàn không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là công đoàn?
Công đoàn theo quy định tại Điều 1 Luật công đoàn năm 2012 được hiểu là một tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động. Công đoàn được thành lập trên tinh thần tự nguyện. Đây được coi là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mục đích của công đoàn được thành lập ra để đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bên cạnh đó thực hiện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Đồng thời thực hiện tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Về quyền thành lập cũng như gia nhập và hoạt động công đoàn được quy định như sau:
– Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
– Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Khi thành lập công đoàn, hoạt động sẽ được tuân thủ trên nguyên tắc tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Bên cạnh đó, công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Quy định về việc đóng tiền quỹ công đoàn:
2.1. Đối tượng đóng đoàn phí:
Theo quy định tại Điều 23 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ đối tượng phải đóng đoàn phí bao gồm:
– Nhóm 1: Đoàn viên thuộc các công đoàn cơ sở đơn vị sau:
+ Cơ quan nhà nước.
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
+ Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định.
– Nhóm 2: Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước.
– Nhóm 3: Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở thuộc:
+ Doanh nghiệp ngoài nhà nước.
+ Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định.
+ Liên hiệp hợp tác xã.
+ Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
+ Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài.
– Nhóm 4: Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội.
– Nhóm 5: Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương.
2.2. Mức đóng phí công đoàn:
– Đối với nhóm 1:
Mức đóng đoàn phí hàng tháng = 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
– Đối với nhóm 2:
Mức đóng đoàn phí hàng tháng = 1% tiền lương thực lĩnh.
Trong đó tiền lương thực lĩnh gồm tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên.
Lưu ý: Mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
– Đối với nhóm 3:
Mức đóng đoàn phí hàng tháng = 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
– Đối với nhóm 4:
Mức đóng đoàn phí hàng tháng = theo mức ấn định.
Tuy nhiên mức đóng thấp nhất bằng 1 % mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
– Đối với nhóm 5: sẽ không phải đóng đoàn phí.
3. Thời gian nghỉ thai sản có phải đóng tiền quỹ công đoàn không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 23 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ, cụ thể là:
– Đối với những đoàn viên hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, khi đó sẽ không phải đóng đoàn phí trong thời gian hưởng trợ cấp đó.
– Hay như đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Như vậy, theo căn cứ trên thì trường hợp đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp sẽ không phải đóng đoàn phí. Mà người
4. Các phương thức đóng tiền đoàn phí hiện nay:
Theo quy định tại Điều 24 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ, các phương thức đóng tiền đoàn phí bao gồm:
– Thực hiện đóng trực tiếp: đoàn phí công đoàn sẽ do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trên cơ sở sự phân cấp của công đoàn cơ sở hay nghiệp đoàn.
– Thực hiện thu qua lương hàng tháng của đoàn viên: hình thức thu có thể là tiền mặt hoặc chuyển khoản. Việc đóng này sẽ thông qua sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên.
Khi đó, số thu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.
– Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn bằng công nghệ hiện đại ví dụ như qua thẻ ATM, thu qua tài khoản cá nhân,… Hình thức này sẽ phải được thông qua việc thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
5. Quy định về phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn cơ sở:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ, việc phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn cơ sở như sau:
– Công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn.
Mà phần kinh phí công đoàn phân phối cho công đoàn cơ sở theo hướng mỗi năm tăng 1% để đạt mức 75% đến năm 2025.
– Sau đó thực hiện nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn.
Khi đó, công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn sẽ nộp lên công đoàn cấp trên tỷ lệ phần trăm trên cơ sở tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
– Với công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn thì sẽ cấp kinh phí công đoàn:
Trong thời gian 05 ngày làm việc thì công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp cho công đoàn cơ sở.
– Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở:
Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trong tổng số thu kinh phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này.
Với trường hợp kinh phí sử dụng chưa hết thì cuối năm phải quản lý, theo dõi và trả lại cho công đoàn cơ sở khi đơn vị đó thành lập tổ chức công đoàn.
Với trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở đã phá sản, giải thể: số thu kinh phí công đoàn được ghi tăng nguồn thu tài chính công đoàn tại cấp trên cơ sở được phân cấp thu.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: