Tôi là giáo viên, tôi sinh con vào tháng 5/2014 nhưng đến tháng 7 tôi mới xin nghỉ sản. Như vậy em được nghỉ 8 tháng bao gồm 6 tháng theo chế độ và 2 tháng hè hưởng nguyên lương có đúng không?
Tắt tắt câu hỏi:
Em tên Phạm Thị Hải Yến – Tỉnh Bình Phước . Em là GV THPT, em sinh con vào tháng 5/2014 nhưng đến tháng 7 em mới xin nghỉ sản. Hiệu trưởng đã duyệt cho em nghỉ theo đơn. Như vậy em được nghỉ 8 tháng bao gồm 6 tháng theo chế độ và 2 tháng hè. Nhưng khi được 6 tháng Hiệu trưởng lại kêu em đi làm, vậy có đúng luật hay không và khi đi làm em có được thanh toán phụ cấp gì không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thời gian nghỉ hè của giáo viên:
Theo Thông tư 28/2009/TT – BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 quy định thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của trường bạn mà hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Như vậy, trong trừng hợp này thì thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép năm của bạn là hai tháng và vẫn được hưởng nguyên lương.
Điều 157 BLLĐ năm 2012 lao động nữ nghỉ hưởng
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 35 Luật BHXH có quy định:
“1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp của bạn trùng vào thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép đó thì bạn nghỉ sinh con và hưởng chế độ thai sản do bảo hiểm xã hội chi trả. Vì vậy bạn có thể đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho bạn nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản.
Hỗ trợ tiền bồi dưỡng:
Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính, trường hợp bạn có đơn xin nghỉ phép trước hoặc sau khi nghỉ thai sản, nhưng do yêu cầu công tác mà nhà trường không bố trí được thời gian nghỉ phép hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm, thì căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm, Hiệu trưởng sẽ quyết định hỗ trợ cho bạn. Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT – BGDĐT thì thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương.
Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu Hiệu trưởng nhà trừơng không thể sắp xếp được công việc mà có đề nghị bạn đi làm thì khoảng thời gian nghỉ hè của bạn là hai tháng sẽ vẫn được hưởng nguyên lương.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nghỉ việc trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản?
– Chế độ thai sản khi nghỉ việc sớm
– Xử lý thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè của giáo viên
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại