Thời gian làm phó công an xã có được tính đóng bảo hiểm không? Thời gian làm phó công an xã có được tính là thời gian tham gia bảo hiểm không?
Thời gian làm phó công an xã có được tính đóng bảo hiểm không? Thời gian làm phó công an xã có được tính là thời gian tham gia bảo hiểm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Từ năm 1992 đến năm 1994 tôi làm phó công an xã không được đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm 1995 đến nay tôi làm trưởng công an xã,. Nay đến tuổi nghỉ huu vậy tôi có được tính thời gian làm phó công an xã để hương chế độ hưu? Tôi xin chân thành cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo khoản 6 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì:
Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu khoảng thời gian bạn làm phó công an xã được tính đến trước ngày 1/1/1995 và đủ điều kiện hưởng trợ cấp nhưng chưa được hưởng thì khoảng tòi gian đó được tính là thời gian bạn dã tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Từ năm 1995 đến nay, bạn giữ chức vụ trưởng công an xã nên trong trường hợp này, bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo điểm c khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Do đó, nếu trong thơi gian công tác, bạn có tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ thì sẽ được tính khoảng thời gian làm phó công an xã để hưởng chế độ hưu trí theo quy định
Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng lương hưu:
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo trình bày của bạn thì bạn nay đã đến tuổi nghỉ hưu và nếu bạn có tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1995 đến nay thì bạn có thể làm thủ tục để được hưởng chế độ hưu trí và có thể hưởng chế độ khi làm việc trước ngày 1/1/1995 khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.