Xã hội ngày càng phát triển song với sự đi lên của nền kinh tế, sự cải thiện đời sống của mỗi người dân, thì những tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, công tác quản lý trật tự xã hội ở từng địa phương mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Công an xã là một bộ phận quan trọng trong bộ máy quản lý Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ đời sống nhân dân cũng như trật tự an toàn xã hội. Một trong những vấn đề được quan tâm là số lượng, chế độ và trợ cấp với công an bán chuyên trách được Nhà nước quy định như thế nào?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Công an xã bán chuyên trách là gì?
– Công an xã là một thành phần chính thức trong hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam. Công an xã là lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở…, bố trí tại các xã và thị trấn – để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
Ở mỗi địa phương, công an xã là lực lượng không thể thiếu trong việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Lực lượng công an này giúp duy trì sự bình ổn của địa phương, từ đó góp phần hình thành nên môi trường sống lành mạnh, an toàn cho mỗi người dân.
– Công an xã bán chuyên trách được xác định là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã. Công an xã bán chuyên trách có chức năng tham mưu với cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp về công tác bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn xã; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, các biện pháp phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh trật tự, an toàn trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
– Công an xã bán chuyên trách có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội, bảo vệ đời sống dân cư cho mỗi người dân. Vai trò của công an xã bán chuyên trách thể hiện rõ qua trách nhiệm của lực lượng này, đó là: Tham mưu về công tác bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn xã. Đây là lực lượng có vị trí, vai trò quan trọng, am hiểu địa bàn, phong tục tập quán, gắn bó mật thiết với Nhân dân nên việc hỗ trợ cùng chính quyền cơ sở và lực lượng công an chính quy có nhiều thuận lợi, hoạt động hiệu quả.
2. Số lượng công an xã bán chuyên trách:
Công an xã có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh trật tự cho người dân. Vì vậy, việc phân bổ số lượng công an xã bán chuyên trách ở mỗi địa phương là vấn đề mà Đảng và Nhà nước cần lưu tâm nhằm phân bổ hợp lý.
Về vấn đề này, Điều 12 Nghị định 42/2021/NĐ-CP quy định việc xây dựng công an xã, thị trấn bán chính quy đã nêu rõ về việc tiếp tục sử dụng lực lượng Công an xã bán chuyên trách như sau:
– Với xã, thị trấn đã tổ chức Công an chính quy, UBND các cấp đồng ý tiếp tục sử dụng Công an xã bán chuyên trách bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh Công an xã cho đến khi có văn bản khác.
Số lượng, mức phụ cấp với các đối tượng này do UBND trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định từ ngân sách Nhà nước.
– Với Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ mà không bố trí sắp xếp được công tác khác hoặc không tiếp tục tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở thì quyết định chi hỗ trợ thôi việc.
Như vậy, pháp luật không đưa ra quy định về số lượng cụ thể về công an xã bán chuyên trách. Số lượng công an xã bán chuyên trách ở mỗi địa phương sẽ được phân bổ, điều động linh hoạt dựa trên quyết định của Hội đồng nhân dân dựa trên ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, số lượng công án xã bán chuyên trách còn phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương đó.
Ví dụ: Ở những xã thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, những nơi gần biên giới,..số lượng công án xã bán chuyên trách sẽ nhiều hơn những địa phương khác. Bởi tại những nơi đây, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, tệ nạn xã hội tồn tại còn nhiều: mua bán người, tảo hôn, mua bán ma túy,… cho nên việc tăng số lượng công án xã bán chuyên trách tại những địa phương này sẽ góp phần bình ổn dân cư, an ninh của địa phương; đồng thời, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển đời sống tinh thần và kinh tế của mỗi hộ dân.
3. Chế độ của công an xã bán chuyên trách:
Theo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, việc giải quyết chế độ, chính sách đối với công an xã bán chuyên trách tại những xã, thị trấn đã tổ chức công an xã chính quy như sau:
– Những trường hợp Công an xã bán chuyên trách được UBND địa phương đồng ý tiếp tục sử dụng tham gia bảo đảm an ninh, trật tự thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Pháp lệnh công an xã cho đến khi có văn bản quy phạm pháp luật khác.
– Đối với các trường hợp công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ, không đủ điều kiện, tiêu chuẩn bố trí công tác khác: Được hưởng trợ cấp theo quy định hiện hành.
4. Trợ cấp của công an xã bán chuyên trách:
Theo Điều 8
“1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Công an xã gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
2. Nhà nước bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách và các điều kiện cần thiết khác cho Công an xã.
3. Chi ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động của Công an xã được thực hiện như sau:
a) Nhiệm vụ chi của Bộ Công an:
– Bảo đảm công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã do Bộ Công an tổ chức và bảo đảm chế độ bồi dưỡng cho Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi được cử đi học tập tại các khóa đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đó;
– Sản xuất, mua sắm, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, mẫu trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận Công an xã;
– Chi tổng kết, khen thưởng trong công tác xây dựng lực lượng Công an xã do Bộ Công an tổ chức;
– Các khoản chi khác cho Công an xã theo quy định của pháp luật thuộc trách nhiệm của Bộ Công an.
b) Nhiệm vụ chi của địa phương:
– Chi trả tiền lương, phụ cấp và đóng, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Thực hiện các chế độ, chính sách: bồi dưỡng, trợ cấp, ốm đau, thai sản, tai nạn, bị thương, bị hy sinh hoặc từ trần;
– Chi cho công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ do địa phương tổ chức và bảo đảm chế độ bồi dưỡng cho Phó trưởng Công an xã và Công an viên khi được cử đi học tập tại các đợt đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đó;
– Mua sắm trang phục, phù hiệu và in, cấp Giấy chứng nhận Công an xã theo mẫu quy định của Bộ Công an;
+ Chi sơ kết, tổng kết và khen thưởng đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác xây dựng lực lượng Công an xã do địa phương tổ chức;
– Các khoản chi khác cho Công an xã theo quy định của pháp luật thuộc trách nhiệm của địa phương.
Đối với một số nhiệm vụ chi nếu đã thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả, ngân sách nhà nước không thực hiện nhiệm vụ chi này;
c) Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách bảo đảm cho hoạt động của Công an xã được thực hiện theo quy định của
Như vậy, lực lượng công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách sẽ được địa phương chi cho tiền công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, chế độ bồi dưỡng cho các công an viên, phó trưởng công an xã khi được cử đi học, đào tạo huấn luyện. Còn lực lượng công an chính quy hưởng các chế độ khác với lực lượng công an xã.