Theo quy định của pháp luật, cổ phiếu là loại chứng khoán ban hành dưới dạng chứng chỉ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đóng góp vào công ty cổ phần. Vậy pháp luật hiện nay quy định về thời gian giao dịch của cổ phiếu bị hạn chế giao dịch như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thời gian giao dịch của cổ phiếu bị hạn chế giao dịch?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề thời gian giao dịch của các loại cổ phiếu bị hạn chế giao dịch. Trước hết, tại mục I của Quyết định 17/QĐ-HĐTV của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam về việc ban hành Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết, có quy định về vấn đề cảnh báo, kiểm soát, hạn chế đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Quyết định 17/QĐ-HĐTV, có quy định cụ thể về vấn đề hạn chế giao dịch, trong đó có giao dịch đối với chứng khoán niêm yết là cổ phiếu. Cụ thể như sau:
– Chứng khoán được niêm yết là cổ phiếu sẽ bị hạn chế giao dịch về thời gian giao dịch khi xảy ra một trong các căn cứ như sau:
+ Tổ chức niêm yết chứng khoán chậm nộp các loại báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán hoặc chậm nộp báo cáo tài chính bán niên đã thực hiện hoạt động soát xét vượt quá 45 ngày so với thời hạn quy định;
+ Tổ chức niêm yết tiếp tục có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi sàn giao dịch chứng khoán đưa các loại chứng khoán đó vào diện kiểm soát căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 38 của Quyết định 17/QĐ-HĐTV.
– Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày phát hiện ra các trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 39 của Quyết định 17/QĐ-HĐTV như đã phân tích nêu trên, thì sàn giao dịch chứng khoán cần phải ban hành ra quyết định đưa các loại chứng khoán vào diện hạn chế giao dịch hoặc chuyển từ trạng thái từ diện chứng khoán kiểm soát sang diện chứng khoán bị hạn chế giao dịch. Sàn giao dịch chứng khoán sẽ tiến hành hoạt động đưa ra ký hiệu hạn chế giao dịch đối với chứng khoán và công bố thông tin về việc hạn chế giao dịch đối với chứng khoán khi thỏa mãn các điều kiện luật định;
– Chứng khoán thuộc diện bị hạn chế giao dịch theo quy định của pháp luật sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch. Thời gian giao dịch của chứng khoán thuộc diện bị hạn chế giao dịch sẽ được thực hiện theo quy định của sàn giao dịch chứng khoán thông qua các quyết định cụ thể;
– Trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày sàn giao dịch chứng khoán đưa chứng khoán vào diện hạn chế giao dịch, tổ chức niêm yết sẽ cần phải gửi văn bản đến sàn giao dịch chứng khoán và thực hiện thủ tục công bố tất cả các thông tin có liên quan, kèm theo các biện pháp, phương án và nội trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch;
– Sàn giao dịch chứng khoán sẽ ban hành quyết định đưa chứng khoán ra khỏi diện bị hạn chế trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày tổ chức niêm yết đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hạn chế, đồng thời công bố thông tin về việc đưa chứng khoán ra khỏi diện bị hạn chế giao dịch.
Theo đó thì có thể nói, thời gian giao dịch của cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo các quyết định cụ thể của sàn giao dịch chứng khoán.
2. Trường hợp đưa cổ phiếu ra khỏi diện bị hạn chế giao dịch:
Pháp luật có quy định cụ thể về vấn đề đưa cổ phiếu ra khỏi diện bị hạn chế giao dịch. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 39 của Quyết định 17/QĐ-HĐTV của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam về việc ban hành Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết, sở giao dịch chứng khoán sẽ cần phải xem xét về vấn đề đưa chứng khoán ra khỏi diện hạn chế giao dịch, đồng thời gỡ bỏ đối với ký hiệu hạn chế giao dịch đối với trường hợp thỏa mãn các điều kiện luật định, đưa chứng khoán vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát sau khi xem xét giải trình và xem xét tất cả các giấy tờ tài liệu, kết quả khắc phục của các tổ chức niêm yết. Tổ chức niêm yết được xác định là đã khắc phục khi tổ chức niêm yết đó đã hoàn tất khắc phục tất cả các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch và không vi phạm quy định của pháp luật về vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong phản thời gian 06 tháng liên tục được tính kể từ ngày ra quyết định bị hạn chế giao dịch hoặc kể từ ngày nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị hạn chế giao dịch được khắc phục hoàn toàn.
Đồng thời, vấn đề đình chỉ giao dịch đối với chứng khoán thuộc diện hạn chế giao dịch cũng là một trong những vấn đề cần thiết. Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Quyết định 17/QĐ-HĐTV của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam về việc ban hành Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết, có quy định về vấn đề đình chỉ giao dịch. Theo đó, chứng khoán bị đình chỉ giao dịch khi xảy ra một trong những căn cứ cơ bản như sau:
– Tổ chức niêm yết có hành vi chậm nộp báo cáo tài chính năm có thực hiện thủ tục kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên có soát xét trong phản thời gian vượt quá 06 tháng so với thời hạn quy định của pháp luật;
– Tổ chức niêm yết không đưa ra các biện pháp và phương án khắc phục đối với nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo yêu cầu của sở giao dịch chứng khoán;
– Các tổ chức niêm yết vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi chứng khoán đó đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch;
– Theo yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán nhà nước;
– Sở giao dịch chứng khoán nhận thấy cần thiết để có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư và bảo đảm tính ổn định của thị trường, bảo đảm tính an toàn của thị trường chứng khoán, đồng thời báo cáo sở giao dịch chứng khoán nhà nước và Ủy ban chứng khoán nhà nước.
3. Giao dịch của cổ phiếu bị hạn chế được áp dụng đối với đối tượng nào?
Vấn đề chứng khoán được niêm yết dưới dạng cổ phiếu và giao dịch của cổ phiếu bị hạn chế giao dịch sẽ được áp dụng đối với một số đối tượng nhất định. Để tìm hiểu vấn đề này thì cần phải xem xét quy định về đối tượng áp dụng của Quyết định 17/QĐ-HĐTV của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam về việc ban hành Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết (sửa đổi tại Quyết định 30/QĐ-HĐTV của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam). Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định 17/QĐ-HĐTV của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam về việc ban hành Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết, có quy định cụ thể về đối tượng áp dụng. Theo đó, đối tượng áp dụng đối với quyết định này bao gồm:
– Các tổ chức thực hiện hoạt động đăng ký niêm yết và tổ chức niêm yết chứng khoán tại cơ quan có thẩm quyền đó là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội;
– Các thành viên tiến hành hoạt động lập quỹ và các tổ chức khác cung cấp các loại hình dịch vụ có liên quan mật thiết tới hoạt động huy động vốn và thành lập, quản lý quỹ đóng, quản lý quỹ hoán đổi danh mục, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc các công ty đầu tư chứng khoán đại chúng niêm yết hoặc đăng ký niêm yết tại các Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh hoặc sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội;
– Thành viên giao dịch của cơ quan có thẩm quyền đó là Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
– Các nhà đầu tư có tham gia vào quá trình giao dịch chứng khoán niêm yết;
– Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội;
– Các tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Quyết định 17/QĐ-HĐTV của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam về việc ban hành Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết;
– Quyết định 30/QĐ-HĐTV của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.