Tiền tử tuất và mai táng phí là một trong những khoản được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người thân của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội nếu như đáp ứng đủ các điều kiện. Để nhận được khoản tiền này, thân nhân của người tham gia BHXH phải làm và nộp hồ sơ. Vậy thời gian giải quyết tiền tử tuất và mai táng phí là bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về tiền tử tuất và mai táng phí:
Tiền tử tuất được hiểu là một khoản tiền theo chế độ bảo hiểm xã hội chi trả cho thân nhân của người lao động tham gia lao động có đóng bảo hiểm xã hội và chết.
Tiền tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng, trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc tuất một lần theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trong đó:
* Trợ cấp mai táng: dành cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên. Hay đối tượng là người đang hưởng lương hưu.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 66
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.
* Trợ cấp tuất: là khoản tiền theo chế độ bảo hiểm xã hội đóng được cơ quan đóng bảo hiểm xã hội chi trả cho thân nhân người lao động sau khi chết đi. Trợ cấp tuất trả theo hai hình thức là theo hàng tháng và trả tuất một lần.
(i) Đối với khoản trợ cấp tuất hàng tháng:
– Đối tượng được hưởng bao gồm:
+ Con chưa đủ 18 tuổi.
+ Con từ đủ 18 tuổi trở lên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai.
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên.
+ Vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ.
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
– Điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng:
+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên (chưa được hưởng bảo hiểm xã hội một lần).
+ Đang hưởng lương hưu.
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
– Mức trợ cấp tuất hàng tháng:
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được quy định như sau:
Mức trợ cấp tuất hàng tháng = 50% x mức lương cơ sở
Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng = 70% x mức lương cơ sở.
Trong đó, mức lương cơ sở hiện là 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp tuất hàng tháng cho mỗi thân nhân bằng 50% x 1.800.000 đồng/tháng = 900.000 đồng/tháng. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng bằng 70% x 1.800.000 đồng/tháng = 1.260.000 đồng/tháng.
(ii) Đối với khoản trợ cấp tuất một lần:
– Điều kiện được hưởng phải đáp ứng:
+ Người lao động chết không thuộc trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
+ Trường hợp người lao động chết nằm trong trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân đủ điều kiện hưởng.
+ Đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng có mong muốn được hưởng trợ cấp tuất một lần, ngoại trừ đối tượng con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Người nào chết không có thân nhân gồm con đẻ, con nuôi, vợ/chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, cha vợ/chồng, mẹ vợ/chồng hoặc thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng thì khi đó trợ cấp tuất một lần thực hiện theo pháp luật về thừa kế.
– Mức hưởng trợ cấp tuất một lần:
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp tuất một lần được quy định như sau:
– Đối với người đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì thân nhận được hưởng như sau:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước 2014 + 2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH sau 2014
Trong đó:
Mbqtl: được hiểu là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: thời gian đóng bảo hiểm xã hội nếu như có tháng lẻ từ 01 – 06 tháng: tính là 6 tháng; còn thời gian từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm.
– Đối với người đang hưởng lương hưu chết thân nhân được hưởng chế độ sau:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x Lương hưu – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Lương hưu
Và mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất sẽ bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
2. Thời gian giải quyết tiền tử tuất và mai táng phí là bao lâu?
Căn cứ Quyết định số 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định thời hạn giải quyết chế độ tử tuất tối đa là 08 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Do đó, trong thời gian trên, cơ quan bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm giải quyết và chi trả cho thân nhân người lao động. Trường hợp không giải quyết thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ giải quyết nhận tiền tử tuất và mai táng phí:
Căn cứ Quyết định số 166/QĐ-BHXH năm 2019, hồ sơ giải quyết nhận chế độ tử tuất và mai táng phí gồm:
– Với trường hợp thân nhân của người đang đóng bảo hiểm xã hội, đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (bản sao).
+ Tờ khai của thân nhân.
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động hoặc bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp (áp dụng với trường hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp).
+ Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
– Với trường hợp thân nhân của người đang hưởng hoặc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng:
+ Giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (bản sao).
+ Tờ khai của thân nhân.
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bản sao giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng trong trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm khả năng lao động.
+ Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật bảo hiểm xã hội.
Quyết định số 166/QĐ-BHXH ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ bhxh, chi trả các chế độ BHXH, BHTN.
THAM KHẢO THÊM: