Thi hành án dân sự là gì? Đặc điểm của thi hành án dân sự? Cưỡng chế thi hành án dân sự? Thời gian được và không được cưỡng chế thi hành án dân sự?
Khi có bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực thì những đối tượng bị thi hành án được quy định trong bản án, quyết định họ đã ý thức và tự nguyện chấp hành đúng nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, không phải người bị thi hành án nào cũng chấp hành tốt nghĩa vụ của mình. Vì vậy, khi những đối tượng này không tự nguyện chấp hành bản án thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ cưỡng chế thi hành án theo yêu cầu của người được thi hành án. Vậy thời gian được và không được cưỡng chế thi hành án dân sự là những thời gian nào?
Căn cứ pháp lý:
–
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Thi hành án dân sự là gì?
Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ thi hành án dân sự. Có ý kiến cho rằng thi hành án dân sự chính là một dạng của hoạt động hành chính, bởi vì thi hành án dân sự là một hoạt động mang tính chất điều hành và chấp hành. Mà hai đặc điểm điều hành và chấp hành chính là đặc trưng của hoạt động hành chính. Thêm nữa, thi hành án dân sự tại nước ta không phải là do toà án – cơ quan tư pháp tổ chức. Nhưng có một ý kiến khác cho rằng thi hành án dân sự chính là một dạng của hoạt động hành chính tư pháp bởi vì thi hành án dân sự là một hoạt động mang tính chất điều hành và chấp hành quyết định của toà án – cơ quan tư pháp, trọng tài hoặc hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Có một ý kiến khác lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp vì thi hành án dân sự nó gắn liền với hoạt động xét xử, mang tính tài sản, mang tính độc lập và do cơ quan tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện.
Xét về góc độ pháp luật thì ý kiến thứ ba hợp lý hơn cả, bởi vì thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, giải quyết các tranh chấp. Xét xử và thi hành án chính là quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Có thể nói, xét xử chính là tiền đề của thi hành án dân sự, nếu không có xét xử thì không có thi hành án dân sự và giai đoạn thi hành án dân sự chính là tiếp nối giai đoạn xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử.
2. Đặc điểm của thi hành án dân sự:
Thi hành án dân sự mang tính độc lập: đây chính là đặc trưng của hoạt động tư pháp. Trên thực tế thi hành án là quá trình khá là phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án dân sự thường phải chịu tác động từ nhiều phía như toà án, các bên đương sự,…Chính vì thế, để đảm bảo hiệu quả của thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án phải được độc lập và không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án dân sự.
Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự – cơ quan tư pháp tổ chức thực hiện: cơ quan thi hành án dân sự có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quyền tư pháp của nhà nước bởi vì thế cơ quan thi hành án dân sự là một trong các cơ quan tư pháp.
Thi hành án dân sự là nhằm mục đích đưa bản án, quyết định dân sự ra thực hiện trên thực tế. Đối tượng thi hành án dân sự trước hết phải là các bản án, quyết định giải quyết các vụ án dân sự.
3. Cưỡng chế thi hành án dân sự:
3.1. Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì?
Trước tiên tìm hiểu về hành vi cưỡng chế là gì? Cưỡng chế chính là hành vi dùng quyền lực của nhà nước để bắt buộc cá nhân, tổ chức nhằm mục đích bắt họ phải thực hiện những việc làm trái với ý muốn của họ. Cưỡng chế là hành vi gắn liền với hoạt động quản lý của nhà nước và nó là một trong các phương pháp chủ yếu trong hoạt động quản lý nhà nước. Việc sử dụng phương pháp cưỡng chế nhằm mục đích thi hành pháp luật của nhà nước và duy trì được xã hội.
Thi hành án dân sự chính là quá trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của các đương sự trong vụ án dân sự đã được đưa ra xét xử và có bản án, quyết định của toà án và trong các bản án, quyết định đã xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của từng đương sự. Việc tự nguyện thi hành án của các đương sự được coi là một trong các biện pháp quan trọng trong hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những người phải thi hành án mặc dù trên thực tế họ hoàn toàn có đủ điều kiện để thi hành án nhưng họ vẫn không tự nguyện thi hành án trong một thời hạn nhất định mà cơ quan thi hành án đã ấn định hoặc là họ sẽ tìm mọi cách để trốn tránh, trì hoãn thi hành án. Chính vì thế, để đảm bảo được quyền lợi của những người được thi hành án thì việc cưỡng chế thi hành án là việc hết sức cần thiết.
Cưỡng chế thi hành án dân sự chính là biện pháp của cơ quan thi hành án dùng quyền lực của nhà nước bắt buộc những người thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của mình và được cơ quan thi hành án áp dụng khi người phải thi hành án rõ ràng có điều kiện thi hành án mà lại không tự nguyện thi hành án.
3.2. Đặc điểm của cưỡng chế thi hành án dân sự:
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự mang những đặc điểm sau:
– Thể hiện được quyền năng đặc biệt của nhà nước và được đảm bảo bằng chính sức mạnh của nhà nước:
+ Việc cưỡng chế thi hành án dân sự phải do chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Vì thế, người được thi hành án họ không có quyền tự mình dùng các phương pháp để buộc người phải thi hành án thi hành những nghĩa vụ mà đã được xác định trong bản án, quyết định của toà án.
+ Khi phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thì chỉ có chấp hành viên đại diện cho cơ quan thi hành án dân sự mới là chủ thể có những thẩm quyền để ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế và lựa chọn những biện pháp cưỡng chế sao cho phù hợp.
– Chỉ được áp dụng trong trường hợp những người phải thi hành án không tự nguyện hoặc trốn tránh với mục đích buộc những người này phải thực hiện những nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của toà án:
+ Trong thi hành án dân sự, nhà nước luôn khuyến khích các bên đương sự trong việc tự nguyện thi hành án hoặc tự thoả thuận với nhau về việc thi hành án.
+ Việc để cho các bên đương sự tự thoả thuận với nhau hoặc để cho người phải thi hành án tự nguyện thi hành án đã thể hiện được tinh thần thượng tôn pháp luật cũng như thể hiện được một lối hành xử văn minh.
+ Nếu như người phải thi hành án họ không tự nguyện hoặc trốn tránh thi hành án thì người được thi hành án họ hoàn toàn có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án và khi đó cơ quan thi hành án sẽ phải dùng những phương pháp thi hành án để yêu cầu bên phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình và phương pháp thi hành án được coi là nghiêm khắc nhất đó chính là cưỡng chế thi hành án. Cưỡng chế thi hành án là biện pháp cuối cùng và cần thiết nhằm bắt buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ. Việc sử dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đã thể hiện được sự nghiêm chỉnh của pháp luật trước những thái độ không chấp hành bản án, quyết định của người phải thi hành án, đồng thời cũng sẽ bảo vệ được các quyền lợi hợp pháp của những người được thi hành án.
4. Thời gian được và không được cưỡng chế thi hành án dân sự:
Tại điều 9 của Luật Thi hành án dân sự 2008 đã quy định rõ:
“1. Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án.
2. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này”.
Như vậy, việc cưỡng chế thi hành án chỉ được cơ quan thi hành án áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án rõ ràng là hoàn toàn có đủ điều kiện để thi hành án nhưng họ lại không tự nguyện thi hành án, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án dẫn đến hậu quả là người được thi hành án phải làm đơn yêu cầu thi hành án gửi lên cơ quan thi hành án để cơ quan thi hành án tổ chức thủ tục thi hành án. Như vậy, cưỡng chế thi hành án chỉ được áp dụng khi người bị thi hành án không tự nguyện thi hành án trong một thời gian nhất định mà pháp luật về thi hành án quy định. Trừ những trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án.
Thời hạn tự nguyện thi hành án của người bị thi hành án sẽ là 10 ngày, kể từ ngày người bị thi hành án đã nhận được quyết định thi hành án hoặc người đó đã nhận được
Ngoài thời điểm nêu trên, cơ quan thi hành án cũng không được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đối với người bị thi hành án trong những thời điểm sau:
– Trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
– Những ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
– Trong khoảng thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán;
– Các ngày truyền thống đối với những đối tượng chính sách, nếu những đối tượng đó là người phải thi hành án;
– Những trường hợp đặc biệt khác mà làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến phong tục, tập quán tại địa phương.
Ngoài những thời điểm nêu trên cơ quan thi hành án không được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đối với người bị thi hành án, còn những thời điểm khác cơ quan thi hành án hoàn toàn có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế.