Thời gian cam kết ở lại làm việc sau khi được cử đi đào tạo. Mức bồi hoàn, cách tính bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
Thời gian cam kết ở lại làm việc sau khi được cử đi đào tạo. Mức bồi hoàn, cách tính bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin kính chào luật sư! Xin luật sư tư vấn cho em về nghị định của chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học,cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Em tìm hiểu Khoản 3 Điều 12
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc trên, chuyên viên Đinh Đắc Dương (máy lẻ 116) đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
– Căn cứ pháp lý:
– Nội dung tư vấn:
Điều 12 Nghị định 134/2006/NĐ-CP quy định trường hợp phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo như sau:
"Người học theo chế độ cử tuyển thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải bồi hoàn học bổng chi phí đào tạo:
1. Người bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự thôi học nhưng không có lý do chính đáng được cơ quan cử đi học chấp thuận.
2. Người không chấp hành sự phân công công tác theo quy định tại Nghị định này sau khi tốt nghiệp.
3. Người có thời gian làm việc dưới 60 tháng (đối với người học trình độ đại học, cao đẳng) và dưới 36 tháng (đối với người học trình độ trung cấp) theo sự phân công công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
…"
Có thể thấy, tại thời điểm bạn đi học dưới hình thức cử tuyển, tức địa phương hỗ trợ toàn bộ chi phí để học đại học thì phải cam kết sau khi hoàn thành khóa học phải trở lại địa phương phục vụ theo sự sắp xếp của địa phương. Theo quy định, quan hệ phát sinh từ thời điểm nào thì áp dụng luật tại thời điểm đó. Do đó đối tượng này được cử đi học trước năm 2015 thì sẽ áp dụng quy định tại Nghị định 134/2006/NĐ-CP là phải làm việc từ 60 tháng trở lên (với người học trình độ đạo học, cao đẳng) và từ 36 tháng trở lên (đối với người học trình độ trung cấp) mới không phải bồi hoàn chi phí đào tạo.
Khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2015/NĐ-CP sửa đổi khoản 3 Điều 12 Nghị định 134/2006/NĐ-CP như sau:
“3. Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định ít hơn hai lần thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo.”
>>> Luật sư tư vấn thời gian cam kết ở lại làm việc sau khi được cử đi đào tạo: 1900.6568
Cách tính thời gian làm điều kiện để không phải bồi hoàn chi phí đào tạo nêu trên chỉ áp dụng với những quan hệ phát sinh sau ngày 06/07/2015 là ngày Nghị định 49/2015/NĐ-CP có hiệu lực, tức là được cử đi học theo hình thức cử tuyển sau mốc thời gian này mới áp dụng quy định này. Vì vậy, nếu bạn được cử đi học trước ngày Nghị định 49/2015/NĐ-CP có hiệu lực thì vẫn sẽ tính thời gian làm việc theo quy định cũ.
Cách tính mức bồi hoàn, cách tính bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 13 Nghị định 134/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 49/2015/NĐ-CP như sau:
– Mức tiền bồi hoàn bao gồm học bổng chính sách cho người học và các khoản chi phí đào tạo đã được ngân sách nhà nước đài thọ. Tiền bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước.
– Cách tính tiền bồi hoàn
+ Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều 12 Nghị định 134/2006/NĐ-CP, cách tính tiền bồi hoàn được xác định như sau:
TS = (HB+CF) x n
Trong đó TS là tổng số tiền phải bồi hoàn; HB là học bổng chính sách người học được hưởng trong một năm; CF là chi phí đào tạo người học trong một năm; n là số năm mà người học đã học theo chế độ cử tuyển.
+ Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Nghị định 134/2006/NĐ-CP, cách tính tiền bồi hoàn được xác định như sau:
T-t
TS = _________ x (HB+CF) x n
T
Trong đó T là thời gian người được cử tuyển phải chấp hành sự xét tuyển vào vị trí việc làm; t là thời gian làm việc người được cử tuyển đã chấp hành theo sự xét tuyển vào vị trí việc làm; các ký hiệu: TS, HB, CF và n xác định theo quy định tại mục a khoản 2 Điều 13 Nghị định 134/2006/NĐ-CP.