Thoát nước thải gây ô nhiễm môi trường. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung.
Thoát nước thải gây ô nhiễm môi trường. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung.
Tóm tắt câu hỏi:
Em tên là Lê Văn Mão em xin được cảm ơn và rất mong anh chị công ty luật TNHH Dương Gia , em rất mong anh chị hướng dẫn và giải đáp giúp em, vào 07 năm 2015 gia đình em có kiến nghị lên UBND xã va UBND huyện Chương Mỹ về việc một số hộ dân chăn nuôi đã xả thẳng chất thải chăn nuôi ra mương thoát nước trước nhà và ruộng và ao của gia đình em, nhưng UBND huyện Chương Mỹ và UBND xã rất nhiều lần ra quyết định các hộ dừng việc xả thải và UBND huyện Chương Mỹ giao cho UBND xã hoàng văn thụ giải quyết như UBND xã Hoàng Văn Thụ không thực hiện như quyết định mà UBND xã và UBND huyện ra mà họ đòi thẩm định và kiểm tra diện tích ao của gia đinh em nếu diện tích ao nhà em thừa họ sẽ cho làm mương thải chạy trên diện tích đó. kính mong công ty luật TNHH Dương Gia hướng dẫn và xem cách giải quyết giúp em?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Tại Điều 251 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải như sau:
Điều 251. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải
Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.
Theo thông tin bạn trình bày một số hộ dân chăn nuôi đã xả thẳng chất thải chăn nuôi ra mương thoát nước trước nhà, ruộng và ao của gia đình bạn. Hành vi xả nước thải chăn nuôi ra mương thoát nước, ruộng và ao của gia đình bạn là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều 251 Bộ luật dân sự 2015.
Tại Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;
c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật môi trường qua tổng đài: 1900.6568
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.
Đối với hành vi xả chất thải ra mương thoát nước thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP và buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bạn, gia đình bạn có quyền làm đơn trình báo lên Ủy ban nhân dân xã để được xem xét giải quyết. Nếu ủy ban nhân dân xã không tiến hành giải quyết thì gia đình bạn có quyền làm đơn và gửi đến Tòa án nhân dân Huyện Chương Mỹ để được xem xét và giải quyết.