Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu? Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh chế độ tài sản theo thỏa thuận?
Trong một quan hệ hôn nhân được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình thì ngoài các quyền nhân thân thì kèm theo đó cũng có các quyền về tài sản của vợ chồng. Do khối tài sản của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân là tài sản chung, bởi vậy, pháp luật hiện hành đã có quy định về chế độ tài sản theo thỏa thuận là một loại trong chế độ tài sản của vợ chồng. Không những thế pháp luật cũng để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ tài sản chung này đã đưa ra các quy định về việc thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu.
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu:
Trong chế định có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chế độ tài sản của vợ chồng của pháp luật Hôn nhân và gia đình thì không thể nào bỏ qua được quy định về vấn đề thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. Bởi vì có khẳng định như thế là vì các quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng liên quan đến tài sản của họ trong suốt thời kỳ hôn nhân đều thông qua sự thỏa thuận của vợ chồng tạo nên.
Do đó, khi xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, cả hai phải tuân thủ các điều kiện do luật định về nội dung và hình thức. Bởi vì vậy, thỏa thuận bị vô hiệu được xác định bởi các sự vi phạm các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận mà ra. Theo đó, quy định về thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được quy định rất cụ thể tại Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này”.
Từ đó, có thể thấy rằng bản chất pháp lý thì thỏa thuận về chế độ tài sản chung của vợ chồng chính là giao dịch dân sự. Đồng thời, theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, để giao dịch dân sự có hiệu lực thì người tham gia giao dịch phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Do đó, khi tham gia vào việc thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được thể hiện trong các trường hợp được nêu như sau:
Thứ nhất, trường hợp không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự. Ngoài ra giao dịch dân sự còn phải tuân thủ điều kiện về hình thức trong trường hợp luật có quy định. Như vậy, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện về có năng lực hành vi dân sự; hoàn toàn tự nguyện trong việc xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng một cách tự do, không bị lừa dối hay cưỡng ép.
Thứ hai, Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu vi phạm nguyên tắc chung trong chế dộ tài sản của vợ chồng, qyền được đảm bảo về chỗ ở của vợ chồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu nếu không đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng liên quan đến việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung hoặc vi phạm nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho gia đình hoặc vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình.
Thứ ba, Nội dung thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế, quyền và lợi ích hợp pháp của cha mẹ, con và thành viên khác trong gia đình. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu nếu thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha mẹ con và các thành viên khác trong gia đình được pháp luật quy định.
Như vậy, có thể thấy rằng, để một thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng được thực hiện đúng theo như quy định của pháp luật hiện hành thì cần phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Không những thế mà nội dung của thỏa thuận nếu có các vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình thì sẽ là thỏa thuận bị vô hiệu còn nếu các chủ thể là vợ chồng có tài sản chung thực hiện thỏa thuận thì cần phải tuân thủ các hành vi không được vi phạm các quyền như đã nêu.
2. Căn cứ xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận:
Trên cơ sở quy định tại Điều 47
Thứ nhất, thỏa thuận lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận phải được lập trước khi kết hôn. Do đó, đối với những cặp vợ chồng đã thực hiện việc kết hôn mà muốn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì không thể lựa chọn được nữa.
Thứ hai, hình thức của thỏa thuận phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Theo đó thì, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn bắt buộc phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Nếu như việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng được xác lập bằng các hình thức khác mà không phải hình thức được quy định tại Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. thì đều không có giá trị pháp lý. Nếu các điều kiện khác đáp ứng đủ, còn điều kiện về hình thức không đáp ứng được cũng không có tác dụng xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Thứ ba, hai bên xác lập văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận phải tiến hành đăng ký kết hôn. Do đó, những trường hợp kết hôn trái pháp luật, những trường hợp đăng ký kết hôn tại cơ quan không đúng thẩm quyền, về nguyên tắc sẽ không thể xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, dù đã xác lập văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước đó.
Thứ tư, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không bị vô hiệu toàn bộ.
Như vậy, để có thể xác thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì các bên chủ thể cần phả thực hiện tuân thủ đầy đủ các điều kiện về nội dung và hình thức thỏa thuận để đảm bảo rằng việc thỏa thuận về chế độ tài sản chung của vợ chồng không bị vô hiệu trước các quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình nói riêng và pháp luật Việt Nam hiện hành nói chung.
3. Căn cứ chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận:
Trên có sở quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 không có điều khoản cụ thể, quy định trực tiếp về các trường hợp chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận. Tuy nhiên, có thể dựa theo những căn cứ theo các quy định được nhắc đến trong các điều luật có thể xác định chế độ tài sản theo thỏa thuận sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, vợ chồng thỏa thuận chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận. Luật Hôn nhân và Gia đình không có điều khoản nào quy định trực tiếp về trường hợp vợ chồng thỏa thuận chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Thứ hai, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu toàn bộ. Như đã nói ở phần “Căn cứ xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận”, nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không bị vô hiệu toàn bộ là 1 trong 4 điều kiện để chế độ tài sản theo thỏa thuận được xác lập.
Thứ ba, quan hệ hôn nhân chấm dứt. Chế độ tài sản theo thỏa thuận chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân, nên quan hệ hôn nhân chấm dứt sẽ làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận.
Tuy rằng, pháp luật Hôn nhân và gia đình không có quy định về một điều luật cụ thế đối với nội dung chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận, những vấn đưa ra các trường hợp chấm dứt chế độ này trong từng trường hợp và từng điều luật khác nhau như: chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận thì nó cũng được chấn dứt do thỏa thuận của vợ chồng, hay khi những thỏa thuận bị vô hiệu thì chế độ này cũng bị chấm dứt, cuối cùng thì không dựa vào sự thỏa thuận mà do các bên vợ chồng tiến hành chấm dứt quan hệ hôn nhân theo như quy định của pháp luật hiện hành.