Trong quá trình tham gia các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ lao động người việc người lao động gây ra các thiệt hại vật chất là không tránh khỏi. Điều đó dẫn đến pháp luật phải quy định về trách nhiệm vật chất trong kỷ luật lao động nhằm đảm bảo cho tính chất của quan hệ dân sự.
Mục lục bài viết
1. Thiệt hại về vật chất là gì?
Theo Khoản 2 Điều 361: Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. (Trong trường hợp thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ)
Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐT hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Tuy nhiên, trong quan hệ lao động, thường thì thiệt hại về vật chất được xem xét ở khía cạnh là thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, theo quy định tại điều 589 BLDS, Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định.
Thiệt hại về vật chất trong Tiếng anh là “Damage to property”.
2. Trách nhiệm vật chất trong kỷ luật lao động:
2.1. Kỷ luật lao động là gì?
Theo từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa kỷ luật lao động được hiểu là chế độ làm việc đã được quy định và sự chấp hành nghiêm túc đúng đắn của mỗi cấp, mỗi nhóm người, mỗi người trong quá trình lao động. Tạo ra sự hài hòa trong hoạt động của tất cả các yếu tố sản xuất, liên kết mọi người vào một quá trình thống nhất.
Dưới góc độ pháp lý, kỷ luật lao động luôn đi kèm với chế tài xử phạt vi phạm mang tính bắt buộc đối với hành vi của con người khi tham gia vào hoạt động lao động chung của xã hội, cộng đồng, tổ chức.
Điều 117
Đặc điểm của kỷ luật lao động:
– Kỷ luật lao động thể hiện ý chí đơn phương của người sử dụng lao động, theo đó người sử dụng lao động là chủ thể quy định, áp dụng kỷ luật lao động trong quan hệ lao động, người lao động là chủ thể bị áp dụng kỷ luật lao động.
– Kỷ luật lao động chỉ áp dụng đối với người lao động khi tham gia quan hệ lao động.
– Kỷ luật lao động là một trong những nội dung của quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động.
Vai trò của kỷ luật lao động:
– Đối với người sử dụng lao động: Đây là một trong những quyền quản lý quan trọng giúp người sử dụng lao động bảo mật thông tin, tài liệu và ưu thế thương mại của mình trong kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, tạo môi trường lao động hiệu quả thông qua xây dựng nội quy lao động,…
– Đối với người lao động với tuân thủ các quy định về kỷ luật lao động chính là đã hoàn thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp, góp phần củng cố, phát huy kỷ cương, trật tự trong đơn vị, tổ chức mà mình đang tham gia.
– Đối với xã hội, kỷ luật lao động trực tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao giá trị kinh tế của nhà nước, cải thiện chất lượng đời sống, giá trị vật chất, an sinh xã hội, thu nhập bình quân của người dân.
2.2. Trách nhiệm vật chất là gì?
Trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động là loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng với người lao động bằng cách bắt buộc người lao động phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc vi phạm hợp đồng trách nhiệm gây ra. Trách nhiệm vật chất chỉ phát sinh khi hành vi vi phạm làm thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động và tài sản bị thiệt hại phải thuộc quyền quản lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ hoặc chế biến của người lao động.
Việc quy định chế độ bồi thường thiệt hại vật chất trong luật lao động là việc hiện thực hóa nguyên tắc cơ bản của luật lao động thể hiện cụ thể tại Khoản 2 Điều 4
3. Quy định của pháp luật về trách nhiệm vật chất:
Căn cứ xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất:
– Phải phát sinh hành vi vi phạm của người lao động, tức là người lao động đã thực hiện các hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm quy định, thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản công cụ, dụng cụ, tài sản của người sử dụng lao động, làm mất mát, hư hỏng tài sản, gây hậu quả kinh tế lớn, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động: tức là có những tổn thất thực tế từ hành vi vi phạm của người lao động.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại tài sản. Chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là do hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm thì người vi phạm mới phải bồi thường.
Trách nhiệm vật chất được quy định tại Mục 2, Chương VIII Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể:
Điều 129. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Điều 130. Xử lý bồi thường thiệt hại
1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
Nghị định 145/2020/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động:
Điều 71. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Khi phát hiện người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc.
2. Trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 72 Nghị định này, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại như sau:
a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động thông báo đến các thành phần phải tham dự họp bao gồm: các thành phần quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, thẩm định viên về giá (nếu có); bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại; họ tên người bị xử lý bồi thường thiệt hại và hành vi vi phạm;
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
3. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải nêu rõ mức thiệt hại; nguyên nhân thiệt hại; mức bồi thường thiệt hại; thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và được gửi đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Các trường hợp bồi thường thiệt hại khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Điều 72. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
2. Không xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động đang trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
3. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Điều 73. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động quyết định xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải trái quy định của pháp luật thì ngoài nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo trình tự quy định tại Mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động.