Trên thực tế, nhất là tại các vùng nông thôn, nhiều trường hợp bị sét đánh khi đi trên đường, khi đi làm ruộng,,, làm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Vậy theo quy định hiện nay thì thiệt hại do sét đánh gây ra có được bồi thường không?
Mục lục bài viết
1. Thiệt hại do sét đánh gây ra có được bồi thường không?
Câu hỏi: Chào Luật sư! Em ở Nghệ An. Gần nhà em có một người hàng xóm, cô ấy vốn là người hiền lành, tốt bụng nên trong xóm ai cũng yêu quý. Gia đình được hộ cận nghèo trong xóm, hằng ngày cô phải đi mò cua bắt ốc để nuôi 2 con nhỏ, chồng cô thì bị tai biến nên cũng không làm được gì. Hôm rồi, tranh thủ lúc trời mưa thì của và ốc mới được nhiều nên cô đã đội mưa để đi làm. Tuy nhiên, không may cô bị sét đánh và mất tại chỗ. Vậy, cho em hỏi, đối với trường hợp của cô hàng xóm em thì khi bị sét đánh cô có được bồi thường thiệt hại hay không? Rất mong Luật Dương Gia giải đáp giúp em. Em cảm ơn.
Chào bạn, chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm sẽ được bồi thường về toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Bên canh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
– Người nào đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà có gây thiệt hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
– Người gây có hành vi gây thiệt hại tuy nhiên không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại đó phát sinh được xác định là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Đối với trường hợp tài sản gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản sẽ phải là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy căn cứ theo những quy định mà chsung tôi vừa nêu trên, nếu trường hợp cá nhân bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sả mà xác định có thiệt hại xảy ra thì người mà có hành vi xâm phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và luật có quy định khác.
Tuy nhiên, trong tình huống này, đối với trường hợp có cá nhân cụ thể gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác mà không có đối tượng gây thiệt hại được xác định là thiên nhiên.Từ quy định trên thì ta có thể thấy, nếu trường hợp có thiệt hại xảy ra do thiên nhiên gây ra được xác định do bị sét đánh, sấm chớp thì không có đối tượng gây ra thiệt hại nên nạn nhân sẽ không được bồi thường thiệt hại. Do đó, dẫn chiếu đối với trường hợp của bạn thì việc hàng xóm bạn bị sét đánh chết sẽ không có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định hiện nay.
2. Thiệt hại cháy nổ do sét gây ra công ty bảo hiểm có chịu trách nhiệm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện trách nhiệm về bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm theo quy định mà phát sinh từ rủi ro cháy, nổ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:
+ Đối với cơ sở được xác định có nguy hiểm về cháy, nổ được nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (trừ cơ sở hạt nhân), thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm để bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
+ Đối với trường hợp bị động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên gây ra.
+ Các thiệt hại được xác định là do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự về an toàn xã hội gây ra.
+ Đối với những tài sản bị đốt cháy, làm nổ thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với những tài sản có chất tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.
+ Sét đánh trực tiếp vào những tài sản được bảo hiểm nhưng lại không gây cháy, nổ.
+ Những nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
+ Các loại máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện có xảy ra gruwofng hợp bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
+ Đối với những thiệt hại được xác định do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.
+ Trường hợp thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và những chương trình máy tính.
+ Thiệt hại được xác định là do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.
+ Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm sẽ có trách nhiệm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.
Như vậy căn cứ theo quy định được nêu trên thì nếu sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm và gây cháy nổ thì công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm. Ngược lại, nếu không gây ra cháy nổ thì doanh nghiệp này không phải bồi thường.
3. Thực hiện bồi thường bảo hiểm cháy nổ theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc để xác định mức bồi thường bảo hiểm như sau:
– Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện việc xem xét và giải quyết bồi thường về bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
+ Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với những tài sản được xác định là bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó trong đó đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm trừ đi các mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
+ Giảm trừ tối đa 10% số tiền xác định sử dụng để bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ đã không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn đối với các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
+ Không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền có căn cứ cho rằng đó là khoản phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Nghị định 97/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của
THAM KHẢO THÊM: