Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng. Vậy thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng trong thi công được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng trong thi công:
Căn cứ Điều 5 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD 2023 quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng thì thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng trong thi công được quy định như sau:
- Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong những trường hợp sau:
+ Được quy định ở trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
+ Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc là công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
+ Theo yêu cầu của các cơ quan chuyên môn về xây dựng.
- Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong những trường hợp sau:
+ Được quy định ở trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
+ Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc là không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
+ Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
+ Theo yêu cầu của những cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của pháp luật
+ Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu của công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
+ Khi công trình đang khai thác, sử dụng đang có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
+ Kiểm định xây dựng công trình phục vụ cho công tác bảo trì.
- Các nội dung kiểm định xây dựng:
+ Kiểm định chất lượng các bộ phận công trình, công trình xây dựng;
+ Kiểm định xác định nguyên nhân hư hỏng, xác định về nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng;
+ Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, các sản phẩm xây dựng.
- Các chi phí kiểm định xây dựng:
+ Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và những quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với nội dung, khối lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết giữa các bên hoặc đề cương kiểm định được phê duyệt;
+ Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất các sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện kiểm định nếu kết quả kiểm định có liên quan đến công việc do mình thực hiện chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với những trường hợp còn lại, chi phí thực hiện kiểm định được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
+ Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí thực hiện kiểm định ở trong quá trình khai thác, sử dụng. Trường hợp kết quả kiểm định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì các tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí kiểm định tương ứng với lỗi do mình gây ra.
2. Quy định về kiểm định xây dựng khi kiểm định chất lượng trong thi công:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và
- Trình tự thực hiện việc kiểm định xây dựng:
+ Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh tổ chức việc lập và phê duyệt nhiệm vụ kiểm định; lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng đủ điều kiện năng lực và phù hợp với các nội dung nhiệm vụ kiểm định để thực hiện;
+ Tổ chức kiểm định xây dựng được lựa chọn lập đề cương kiểm định trình cơ quan, tổ chức lập và phê duyệt về nhiệm vụ kiểm định nêu trên phê duyệt, thực hiện kiểm định theo đề cương đã được phê duyệt và thực hiện lập báo cáo kết quả kiểm định trình cơ quan nêu trên để được xem xét, nghiệm thu theo quy định.
- Đề cương kiểm định bao gồm những nội dung chính sau:
+ Mục đích, yêu cầu, đối tượng và các nội dung kiểm định;
+ Danh mục những quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng;
+ Thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định; phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thực hiện việc kiểm định (nếu có);
+ Quy trình, các phương pháp thực hiện kiểm định;
+ Tiến độ khi thực hiện kiểm định;
+ Dự toán các chi phí kiểm định;
+ Những nội dung cần thiết khác.
- Báo cáo kết quả kiểm định bao gồm những nội dung chính sau:
+ Các căn cứ thực hiện kiểm định;
+ Các thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định;
+ Nội dung, trình tự để thực hiện kiểm định;
+ Những kết quả thí nghiệm, quan trắc, tính toán, phân tích và đánh giá;
+ Kết luận về các nội dung kiểm định và kiến nghị (nếu có).
- Trường hợp việc kiểm định được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu hoặc là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải có trách nhiệm trình cơ quan yêu cầu xem xét, chấp thuận nội dung đề cương kiểm định trước khi mà tiến hành phê duyệt. Trong trường hợp này, tổ chức kiểm định phải độc lập với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc là người quản lý, sử dụng công trình và các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, cung ứng các vật tư – thiết bị, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình.
3. Ai là người có trách nhiệm tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng trong thi công?
Điều 14 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BXD 2023 quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, theo Điều này thì chủ đầu tư có các trách nhiệm sau:
- Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát việc thi công xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và những công việc tư vấn xây dựng khác.
- Bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng phù hợp với tiến độ thi công xây dựng công trình và các quy định của hợp đồng xây dựng.
- Kiểm tra những điều kiện khởi công công trình xây dựng
- Thực hiện giám sát thi công xây dựng theo các nội dung pháp luật quy định
- Thiết lập hệ thống quản lý thi công xây dựng và thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của những cá nhân trong hệ thống quản lý thi công xây dựng của chủ đầu tư hoặc là nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có) cho các nhà thầu có liên quan.
- Kiểm tra, chấp thuận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp với tiến độ thi công đã được duyệt. Điều chỉnh tiến độ thi công xây dựng khi cần thiết theo quy định của hợp đồng xây dựng.
- Kiểm tra, xác nhận khối lượng đã được nghiệm thu theo quy định và khối lượng phát sinh theo những quy định của hợp đồng xây dựng (nếu có).
- Báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng ở trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng.
- Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, các hạng mục công trình, công trình xây dựng
- Tổ chức việc nghiệm thu công trình xây dựng.
- Tổ chức việc lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.
- Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc là có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình; thực hiện khai báo, xử lý và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, sự cố gây mất an toàn lao động; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự cố công trình xây dựng, điều tra sự cố về máy, thiết bị
- Tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Lập báo cáo gửi cho cơ quan chuyên môn về xây dựng để thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu
- Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư có trách nhiệm sau:
+ Tổ chức giám sát việc thực hiện những quy định về an toàn trong thi công xây dựng của các nhà thầu;
+ Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn và giải quyết những vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
+ Tạm dừng hoặc là đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình.
Như vậy, qua quy định trên có thể khẳng định được rằng chủ đầu tư là người có trách nhiệm tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng trong thi công.
THAM KHẢO THÊM: