Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là một trong những đương sự trong vụ án dân sự. Khi liên quan đến vụ án, họ có thể có quyền, có thể có nghĩa vụ muốn yêu cầu Toà giải quyết, vậy phải xác định thế nào là yêu cầu độc lập?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Pháp luật là một hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp, khi tham gia vào các quan hệ xã hội đó, các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Việc một chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ của mình mà luật đã định có thể sẽ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và điều này sẽ dẫn đến tranh chấp quyền và lợi ích giữa các chủ thể trong một hoặc nhiều quan hệ pháp luật dân sự, trong đó có pháp luật tố tụng dân sự.
Pháp luật tố tụng dân sự là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, đảm bảo thực hiện việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, thụ lý vụ án dân sự và giải quyết VADS theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Trong đó, BLTTDS điều chỉnh các chủ thể bao gồm:
Đương sự trong VADS là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có QLNVLQ. Đương sự khi tham gia tố tụng được pháp luật ghi nhận cho những quyền tố tụng mang những đặc điểm riêng, toàn bộ hệ thống quyền tố tụng của đương sự khi được sử dụng đều nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trong đó có người có QLNVLQ. Do vậy, đặt ra vấn đề cần bảo vệ các quyền dân sự khi đương sự cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Để bảo vệ các quyền dân sự này, pháp luật trao cho các chủ thể các quyền năng trước
Yêu cầu độc lập một cách khái quát được xác định là những đề nghị mà các đương sự đưa ra hoặc phải làm khi thực hiện một yêu cầu khởi kiện cụ thể, riêng biệt trong một vụ án dân sự.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong VADS là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết VADS có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đường sự khác đề nghị và được tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Trường hợp việc giải quyết VADS có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy, qua các phân tích trên có thể khẳng định, theo nghĩa hẹp thì “yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là mong muốn, đòi hỏi của người có QLNVLQ tham gia với vai trò độc lập để đưa ra đề nghị, yêu cầu của mình nhưng yêu cầu này liên quan, gắn liền với vụ án đang được giải quyết nhằm giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng và thuận lợi hơn, tránh việc phải xác định vụ án giải quyết trước, sau, kéo dài thời gian giải quyết.
2. Đặc điểm của yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Thứ nhất, phạm vi của yêu cầu độc lập:
Theo điểm b khoản 1 Điều 73, Khoản 1 Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn. Với quy định trên thì yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể đối với nguyên đơn hoặc đối với bị đơn.
Yêu cầu độc lập của họ bao gồm việc chứng minh quyền lợi của mình bị xâm phạm và chưa được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, chủ thể của yêu cầu độc lập:
Tòa án chỉ thụ lý giải quyết yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ khi có đơn khởi kiện của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Việc đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan giúp Tòa án giải quyết vụ án nhanh gọn, đảm bảo quyền tố tụng của các đương sự.
Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm việc khởi kiện hay không khởi kiện là do đương sự tự quyết định. Sau khi khởi kiện việc có thay đổi nội dung khởi kiện hay không, có thỏa thuận giải quyết việc kiện hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các đương sự. Điều này đã thể hiện đương sự hoàn toàn có quyền chủ động trong việc giải quyết các mâu thuẫn, các tranh chấp hoặc các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Có thể thấy, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã phần nào thể hiện được ý chí tự định đoạt của đương sự, tự mình tham gia khởi kiện hoặc chấm dứt quyền khởi kiện, thay đổi các yêu cầu của mình, cam kết và thỏa thuận với các chủ thể khác một cách tự nguyện không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Thứ ba, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong quá trình tố tụng dân sự:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu Tòa án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt hoặc công nhận các quyền, nghĩa vụ của họ.
Thứ tư, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bổ trợ cho việc giải quyết vụ án dân sự:
Hiệu quả thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong TTDS trước hết phụ thuộc vào chính yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi tham gia vào quan hệ TTDS. Nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có sự hiểu biết pháp luật, có năng lực và kinh nghiệm tham gia tố tụng khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn, nếu không có thì kết quả thực hiện sẽ rất hạn chế. Tòa án sẽ không hiểu và không biết được yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như thế nào, yêu cầu đến đâu…? Vì vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có yêu cầu độc lập và thời điểm đưa ra yêu cầu độc lập phải được thực hiện trước khi tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải góp phần cho việc giải quyết VADS nhanh chóng, kịp thời.
Thứ năm, Tòa án là cơ quan có trách nhiệm đảm bảo đảm bảo yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi tham gia TTDS:
Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm đảm bảo yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ khi tham gia TTDS.
Yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ là một nội dung cơ bản của quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. “Bản chất của yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ là việc người có QLNVLQ đưa ra yêu cầu khởi kiện trong cùng một VADS hay yêu cầu độc lập ấy có thể được khởi kiện thành một vụ án độc lập”. Vì vậy, đảm bảo yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ trong TTDS ở một khía cạnh còn là sự đảm bảo của Nhà nước đối với việc thực hiện các quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. Tòa án chỉ thụ lí giải quyết VADS khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của người có QLNVLQ và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Trong quá trình giải quyết VADS, Tòa án phải đảm bảo việc thụ lý, giải quyết các yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ theo đúng luật định và không trái đạo đức xã hội.
3. Ý nghĩa của việc ghi nhận yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự:
– Bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự
Việc pháp luật quy định ghi nhận quyền yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ trong TTDS sẽ bảo đảm cho người có QLNVLQ có phương tiện để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng tại Tòa án. Như vậy, bên cạnh việc đứng về nguyên đơn hoặc đứng về bị đơn, người có QLNVLQ còn tham gia với vai trò độc lập để đưa ra yêu cầu của mình nhưng yêu cầu này liên quan, gắn với vụ án đang được giải quyết. Khi đưa ra yêu cầu độc lập thì người có QLNVLQ có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn.
Ngoài ra, PLTTDS Việt Nam ghi nhận yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ trong TTDS có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện được quyền tự định đoạt của đương sự, chống lại sự làm quyền, thiên vị hay sai sót của hệ thống Tòa án hoặc tạo điều kiện cho các bên đương sự có cơ hội như nhau trong việc chứng minh, bảo vệ quyền lợi của mình.
– Giải quyết vụ án nhanh chóng, giản lược
Yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ còn có ý nghĩa giúp cho việc giải quyết VADS được thống nhất, khách quan, nhanh chóng và kịp thời.
– Đảm bảo sự bình đẳng và quyền lợi của các đương sự
Các đương sự là chủ thể được tòa án chấp nhận tham gia vào quá trình giải quyết VADS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Các đương sự bình đẳng với nhau trong việc tham gia tố tụng độc lập, tự định đoạt hay thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Khi tham gia tố tụng dân sự, các đương sự đều có địa vị ngang nhau, không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa và chịu trách nhiệm pháp lý.
Góp phần giúp tòa án giải quyết VADS độc lập, khách quan, đúng pháp luật có trách nhiệm tạo điều kiện để đương sự được bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ TTDS.