Phụ cấp độc hại, nguy hiểm là phụ cấp nhằm bù đắp tiền lương đối với công nhân, viên chức làm việc trong điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trọng lượng. Vậy phụ cấp độc hại, nguy hiểm là gì? Phụ cấp độc hại, nguy hiểm bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Phụ cấp chuyên cần và phụ cấp nguy hiểm có được tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp có bao gồm phụ cấp chuyên cần và phụ cấp nguy hiểm không thưa luật sư? Hay đến 1/1/2018 mới tính đóng bảo hiểm xã hội các khoản trên?
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017 là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Như vậy, từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể về mức lương và phụ cấp lương như sau:
Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định.
Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:
– Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.
– Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.
– Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.
Từ 01/01/2018, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Các khoản bổ sung khác theo quy định tại Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, phụ cấp chuyên cần được xác định thuộc các khoản bổ sung khác, phụ cấp nguy hiểm thuộc khoản phụ cấp lương.
Do đó, từ thời điểm 01/01/2016 thì phụ cấp nguy hiểm được tính đóng bảo hiểm xã hội còn phụ cấp chuyên cần sẽ được tính đóng bảo hiểm xã hội từ 01/01/2018.
2. Phụ cấp độc hại nguy hiểm với người làm ở bệnh viện lao phổi:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Hiện nay tôi đang làm việc tại bệnh viện lao và bệnh phổi, vậy mức phụ cấp độc hại mà tôi được hưởng là bao nhiêu, nếu tôi làm dược tiếp xúc với bệnh nhân, và những nhân viên khoa dược làm gián tiếp xúc với bệnh nhân lao thì được hưởng phụ cấp độc hại như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 2 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV quy định về mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
“2. Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên”
Căn cứ theo quy định trên, Điểm 1 Công văn số 6608/BYT-TCCB về vấn đề chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, viện chức ngành y tế có quy định như sau:
“1. Mức phụ cấp và đối tượng áp dụng:
a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với những người:
– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân thận nhân tạo;
– Trực tiếp chữa răng và làm hàm răng giả;
– Làm việc trong buồng tối, thiếu ánh sáng và không khí như buồng rửa phim, buồng làm thị trường;
– Gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong.”
Điểm d Điều này quy định như sau:
“d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người:
– Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả các xét nghiệm Hansen;
– Chiếu chụp, điện quang;
– Mổ xác, giải phẫu pháp y và bảo quản trông nom xác;
– Dùng các chất phóng xạ Radium, Cobalt để khám chữa bệnh;
– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh);
– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện đa khoa;
– Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp y.“
Như vậy, đối với trường hợp bạn trực tiếp tiếp xúc phụ vụ với bênh nhân lao phổi ở các bệnh viện lao phổi thì mức phụ cấp độc hại nguy hiểm là 0,4; còn lại, đối với người gián tiếp phụ vục bệnh nhân lao, truyền nhiễm tại bệnh viên lao phổi thì mức phụ cấp là 0,1.
3. Điều kiện hưởng phụ cấp độc hại:
Tóm tắt câu hỏi:
Em hiện đang làm việc tại phòng y tế của một doanh nghiệp nước ngoài. Công việc hàng ngày là trực tiếp khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc, tư vấn, sơ cứu các trường hợp tai nạn lao động trong công ty. Hàng ngày thường xuyên phải tiếp xúc với các mầm bệnh từ bệnh nhân. Vậy cho hỏi em có được hưởng trợ cấp độc hại theo quy định không? Vì theo em biết nếu làm việc ở trạm y tế vẫn được hưởng trợ cấp độc hại theo đặc thù công việc của ngành y. Em xim cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 141 “
Điều 3 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng:
“Người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:
1. Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:
a) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
b) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động).
Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.“
Như vậy, nếu bạn là người lao động thuộc một trong danh mục các ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại phụ lục kèm theo tại: Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH
– Thương binh và Xã hội tại các cơ quan doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân, có sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức quốc tế, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại “Bộ luật lao động 2019” vàThông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Do đó, bạn tham khảo danh mục ngành nghề công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc danh mục ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo các văn bản trên để biết rõ nghề bạn đang làm có được hưởng phụ cấp độc hại hay không?
4. Làm việc tại phòng xét nghiệm chuẩn đoán thú y có được phụ cấp độc hại không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa Luật sư. Chúng tôi có 02 vấn đề liên quan đến phụ cấp độc hại như sau:
1. Nơi tôi làm việc có phòng xét nghiệm chẩn đoán thú y. Công việc của chúng tôi là lấy mẫu từ các trang trại chăn nuôi, mang về phòng xét nghiệm thực hiện các phản ứng ELISA (bộ kit có sẵn và đặt mẫu là huyết thanh được ly tâm từ máu động vật). Phân tích mẫu nước liên quan đến các môi trường pha sẳn từ các công ty cung cấp, phân lập vi sinh từ mẫu bệnh phẩm (nội tạng động vật) và chạy test kháng sinh đồ từ đĩa kháng sinh có sẵn. Như vậy, trường hợp này có nằm trong qui định được phụ cấp độc hại không ạ?
2. Nơi chúng tôi cũng có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng thuốc thú y bao gồm vitamin, khoáng, kháng sinh (bằng thiết bị HPLC) như vậy có nằm trong qui định được phụ cấp độc hại không ạ?
Kính mong Luật sư hướng dẫn. Trân trọng cảm ơn. Kính chào!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về danh mục ngành nghề độc hại nguy hiểm:
9 | Xử lý và làm tiêu bản thực vật. | Tiếp xúc với các hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại như: HgCl, alocol, asen, foomaldehyt. |
10 | Sinh học phân tử và công nghệ gen. | Tiếp xúc với các hoá chất độc hại như: KCl, clorofooc,tretrodoxin và các chất gây đột biến gen. |
11 | Công nghệ vi sinh vật | Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: HgCl2, clorofooc, axeton…, các chất gây đột biến gen và vi sinh vật gây bệnh. |
12 | Công nghệ tế bào động, thực vật. | Tiếp xúc hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại: benzen, tuluen, clorofooc, axeton và các chất đồng vị phóng xạ. |
Có thể thấy, do không rõ môi trường bạn làm việc cụ thể như thế nào và bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại như thế nào nên bạn có thể tìm hiểu thêm tại văn bản trên quy định về danh mục các ngành nghề độc hại nguy hiểm. Ngoài ra, nếu bạn muốn biết thêm về các chế độ mình có quyền hưởng bạn có thể trực tiếp hỏi tại cơ quan đơn vị mình.