Thế chấp tài sản thuộc hộ gia đình cần phải đảm bảo điều kiện gì? Có được phép yêu cầu tuyên bố hợp đồng vay tín dụng vô hiệu do không đủ chữ ký của chủ sở hữu.
Thế chấp tài sản thuộc hộ gia đình cần phải đảm bảo điều kiện gì? Có được phép yêu cầu tuyên bố hợp đồng vay tín dụng vô hiệu do không đủ chữ ký của chủ sở hữu.
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình của tôi có 3 thế hệ (ông, bà nội, vợ chồng 3 người con trai và các cháu nội) chung sống trên một mảnh đất rộng 300 m2, sổ đỏ cấp năm 2001, đứng tên hộ gia đình, ghi tên ông nội. Nguồn gốc đất: Đất ở nông thôn được nhà nước cấp năm 1973 cho bố mẹ tôi sau khi kết hôn. Hai trong số ba người con trai đã làm nhà trên phần đất đó (làm sau khi đã kết hôn, tiền làm nhà do cả 2 vợ chồng cùng đóng góp). Năm 2014, vợ chồng người con cả làm thủ tục vay ngân hàng, thế chấp sổ đỏ nêu trên;
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bộ luật dân sự 2005 có các điều luật quy định về tài sản chung của hộ gia đình như sau:
Điều 108. Tài sản chung của hộ gia đình
Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.
Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình
1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.
2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.
Điều 216. Sở hữu chung theo phần
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Ngoài ra Điều 127 của Bộ luật Dân sự 2005 quy định giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này:
Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
Đối với hình thức của loại giao dịch dân sự là thế chấp tài sản để đảm bảo cho khoản vay của bạn trong trường hợp này là có công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Đất đai 2013. Nếu vi phạm về hình thức, giao dịch dân sự này sẽ được xác định là giao dịch dân sự toàn phần. Căn cứ vào Điều 122 đã nêu, bạn kiểm tra lại trong các điều khoản của Hợp đồng để xác định tính có hiệu lực của hợp đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổ ng đài: 1900.6568
Sở hữu tài sản chung của hộ gia đình là loại sở hữu chung theo phần. Xét riêng về việc hợp đồng thế chấp vay vốn Ngân hàng của gia đình bạn có chữ ký của tất cả các thành viên của hộ gia đình trừ người con dâu thứ 2 và cháu nội (sinh năm 1998) có thể được xét là hợp đồng vô hiệu một phần đối với phần tài sản tương ứng với phần của họ khi phân chia tài sản chung của hộ gia đình. Theo quy định của Điều 135: "Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch." Tức phần hợp đồng tương ứng với phần tài sản của thành viên khác trong hộ gia đình có ký vào Hợp đồng vẫn được xét là phần hợp đồng có hiệu lực.