Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại như thế nào? Thành phần hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi hoạt động thừa phát lại?
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Sở tư pháp thành phố
Bước 3: Sở tư pháp tiến hành xem xét hồ sơ và yêu cầu bổ sung trong trường hợp thiếu hồ sơ.
Bước 4: Giải quyết hồ sơ và trả giấy hẹn
2. Thành phần hồ sơ
1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;
2. Bản chính Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại (trừ trường hợp tiếp nhận hay chấm dứt hoạt động của Thừa phát lại không phải là thành viên Văn phòng Thừa phát lại);
3. Biên bản họp thành viên (đối với Văn phòng Thừa phát lại do hai Thừa phát lại trở lên thành lập);
4. Tuỳ theo nội dung đăng ký thay đổi có thể nộp thêm các giấy tờ sau đây:
– Trường hợp thay đổi trụ sở: giấy tờ chứng minh quyền sử dụng trụ sở của Văn phòng thừa phát lại là hợp pháp, có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng, có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Trường hợp thay đổi danh sách Thừa phát lại:
+ Tiếp nhận Thừa phát lại mới: Hợp đồng ký quỹ hoặc Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại mới;
Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật của Thừa phát lại mới.
+ Chấm dứt hoạt động của Thừa phát lại: các giấy tờ có liên quan (nếu có): giấy chứng tử, án Toà…
+ Trường hợp thay đổi Trưởng Văn phòng Thừa phát lại (đối với Văn phòng Thừa phát lại do hai Thừa phát lại trở lên thành lập): biên bản họp thành viên của Văn phòng Thừa phát lại thể hiện việc thống nhất cử Trưởng Văn phòng Thừa phát lại.
– Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi khác.
3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Cơ quan giải quyết:
– Sở tư pháp tỉnh, thành phố
5. Thời gian giải quyết:
– 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
6. Lệ phí
– 20.000 đồng/ 1 lần đăng ký