Thay đổi nhãn hàng hóa có phải xin phép không? Nhãn hàng hoá là gì?
Hàng hóa trên thị trường hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, nguồn gốc, xuất xứ,… Phong phú và đa dạng của hàng hóa xuất phát từ nhu cầu càng tăng cao của người tiêu dùng. Để tránh nhầm lẫn khi mua phải những loại hàng hóa, vật dụng không mong muốn, người tiêu dùng phải tìm hiểu thông tin về hàng hóa mình cần mua từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như: qua tivi, tờ rơi, bạn bè, người thân, internet,.. Vì vậy, trên hàng hóa phải có một nguồn thông tin trực tiếp, đáng tin cậy, để người tiêu dùn có nhìn thấy ngay bằng mắt thường, đó chính là nhãn hàng hóa. Vậy nếu như nhà sản xuất thay đổi nhãn mác hàng hóa có phải xin phép không?
Dịch vụ Luật sư
Căn cứ pháp lý:
1. Thay đổi nhãn mác hàng hóa có phải xin phép không?
Căn cứ Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp:
“2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.”
Như vậy, nhãn hàng hóa không là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa không được bảo hộ và không phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Vì vậy, việc thay đổi nhãn hàng hóa (thay đổi hình ảnh và bố cục) không cần phải đăng ký.
Theo quy định tại 43/2017/NĐ-CP, các hàng hóa thuộc diện phải ghi nhãn hàng hóa phải thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa.
“Ghi nhãn hàng hoá” là việc thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
Tuy nhiên, Việc thay đổi nhãn hàng hóa sẽ dẫn đến hình thành một nhãn hàng hóa mới. Nhãn hàng hóa mới phải đáp ứng các quy định về tên hàng hoá; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; xuất xứ hàng hoá; thành phần các nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi;…quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP đối với các hàng hóa bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa.
Ngoài ra, việc thay đổi nhãn hàng hóa dẫn đến hình thành nhãn hàng hóa mới. Nhãn hàng hóa mới chưa công bố phải được công bố. Công bố nhãn hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
2. Nhãn hàng hóa là gì?
Luật Thương mại 2005 của Việt Nam đã đưa ra khái niệm về nhãn hàng hóa:” Nhã hàng hóa là bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dược dán, in đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.”
Ngoài ra tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa cũng đã đưa ra được khái niệm của nhãn hàng hóa như sau: “Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa”
2.1. Đặc điểm của nhãn hàng hóa:
– Đặc điểm thứ nhất của nhãn hàng hóa là khả năng cung cấp thông tin liên quan đến hàng hóa. Khi đưa hàng hóa ra thị trường, trên bạo bì hàng hóa của mỗi thương nhân có thể in nhiều hình ảnh, chữ viết bằng một ngôn ngữ hoặc thậm chí nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, trong pháp luật của Việt Nam, chỉ có các nội dung cung cấp các thông tin liên quan đến đặc tính của hàng hóa mới được coi là nhãn hàng hóa.
– Đặc điểm thứ hai của nhãn hàng hóa đó là việc ghi nhãn hàng hóa chỉ được thực hiện bởi thương nhân sản xuất hàng hóa hoặc thương nhân nhập khẩu hàng hóa. Nhân hàng hóa cung cấp thông tin của hàng hóa đến người tiêu dùng, Điều này được pháp luật quy định là trách nhiệm của thương nhân sản xuất ra hàng hóa. Bởi lẽ, chỉ có doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa mới hiểu rõ các đặc tính, tính năng đối với hàng hóa của mình để từ đó đưa ra các thông tin, khuyến nghị cho người tiêu dùng một cách trung thực, chuẩn xác và đầy đủ nhất. Tuy nhiên, điều này sẽ khác trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, do chi phí để thiết kế nhãn bằng ngôn ngữ riêng của nước nhập khẩu cho sản phẩm xuất khẩu sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu (đặc biệt là các doanh nghiệp lớn xuất khẩu tới nhiều quốc gia) thường thiết kế một nhân chung cho tất cả các sản phẩm. Bởi vậy, trên các sản phẩm nhập khẩu vẫn sẽ có nhãn hàng hóa, nhưng ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa đó sẽ là ngôn ngữ của quốc gia sản xuất ra hàng hóa hoặc ngôn ngữ quốc tế (tiếng Anh).
– Đặc điểm thứ ba của nhãn hàng hóa là nhãn hàng hóa được thể hiện bằng cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp trên bao bì sản phẩm hàng hóa. Thông thường, các nội dung về nhãn hàng hóa được ghi trực tiếp hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa. Đó là phương thức biểu hiện trực tiếp của nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, một số hàng hóa vì dung lượng thông tin phải cung cấp rất lớn nhưng kích thước bao bì để đăng tải các thông tin về hàng hóa là có giới hạn.
Bởi vậy, nhiều nội dung của nhãn hàng hóa không được doanh nghiệp thể hiện trực tiếp trên bao bì mà được thể hiện trên các tài liệu khác liên quan đến hàng hóa (tài liệu kèm theo, catalogue hàng hóa…). Trên bao bì của nhãn hàng hóa sẽ có nội dung dẫn chiếu đến các tài liệu đó. Các nội dung dẫn chiếu trên các tài liệu liên quan đến hàng hóa chính là phương thức biểu hiện gián tiếp của nhãn hàng hóa.
2.2. Vài trò của nhãn hàng hóa
Ban đầu, nhãn hàng hóa chỉ có một vai trò duy nhất là công cụ giúp nhà sản xuất gây ấn tượng với người tiêu dùng “. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, trình độ hiểu biết của người tiêu dùng, nhãn hàng hóa ngày nay có nhiều vai trò khác nhau.
Vai trò quan trọng nhất của nhãn hàng hóa đó là cung cấp các thông tin cơ bản về hàng hóa đến người tiêu dùng. Theo quan điểm của Triết học, mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng là mâu thuẫn biện chứng. Nhà sản xuất có xu hướng muốn giảm chi phí sản xuất và tăng giá sản phẩm để tăng lợi nhuận. Trong khi đó, người tiêu dùng mong muốn sản phẩm họ mua phải có giá thấp và có chất lượng cao. Bởi vậy, hai chủ thể này thường có mâu thuẫn với nhau về lợi ích. Trong thực tế, người sản xuất luôn nắm những lợi thế nhất định về hàng hóa vi họ là chủ thể tạo ra hàng hóa, họ thường hiểu về hàng hóa do mình tạo ra nhất. Một trong những lợi thể về hàng hóa giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng chính là những thông tin liên quan đến hàng hóa.
Bên cạnh công dụng cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, nhãn hàng hóa còn là một trong những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của thương nhân này với thương nhân khác, là công cụ để thương nhân quảng cáo thương hiệu của mình, hạn chế hàng giả mạo, kém chất lượng. Khi bàn về việc phân biệt hàng hóa của các thương nhân khác nhau, chúng ta phải kể đến một công cụ quan trọng đó là nhãn hiệu, thương hiệu. Tuy nhiên, việc sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu để phân biệt hàng hóa chỉ đạt hiệu quả trong trường hợp nhãn hiệu, thương hiệu được xem xét đã được đăng ký bảo hộ độc quyền và nhãn hiệu, thương hiệu đó phải được nhiều người biết đến…
Nhân hàng hóa cung cấp những thông tin về hàng hóa đến người tiêu dùng, trong đó bao gồm cả nội dung về tên và địa chỉ của thương nhân sản xuất ra hàng hóa đó. Tên và địa chỉ của thương nhân sản xuất (chịu trách nhiệm) về hàng hóa là căn cứ quan trọng để phân biệt hàng hóa của thường nhân này với thương nhân khác. Ngoài việc phân biệt hàng hóa giữa các thương nhân, nhân hàng hóa còn được các thương nhân sản xuất hàng hóa sử dụng để quáng cáo cho thương hiệu, sản phẩm của mình.
Song song với việc cung cấp các thông tin, để kiểm soát chất lượng hàng hóa, các cơ quan quản lý nhà nước phải căn cứ vào nhiều thông tin mà một trong những thông tin cơ bản và quan trọng là thông tin do chính nhà sản xuất cung cấp. Theo quy định của pháp luật, mỗi sản phẩm được sản xuất hay nhập khẩu tại Việt Nam, trước khi được đưa ra lưu thông đều phải thực hiện hoạt động ghi nhãn hàng hóa. Trên nhãn hàng hóa có những nội dung quan trọng đáp ứng yêu cầu của cơ quan nhà nước quản lý chất lượng hàng hóa. Các thông tin đó là thành phần hoặc thành phần định lượng của các chất tạo nên sản phẩm và hướng dẫn bảo quản, hạn sử dụng của sản phẩm.
Theo quy trình kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng hiện nay, các cơ quan này sẽ tiền hành thu thập mẫu sản phẩm của doanh nghiệp, sau đó sẽ gửi mẫu đến các trung tâm kiểm nghiệm do nhà nước chi định. Các trung tâm này sẽ được yêu cầu kiểm định các thành phần cấu tạo nên sản phẩm và định lượng của chúng, đặc biệt là các chất chính (chất tạo nên công dụng chủ yếu cho sản phẩm). Kết quả kiểm định này sẽ được so sánh với định lượng mà doanh nghiệp đã ghi trên nhãn sản phẩm. Nếu kết quả kiểm định và nội dung thành phần tương ứng được doanh nghiệp trên nhãn hàng hóa lệch nhau vượt quá mức độ cho phép, cơ quan nhà nước về quản lý chất lượng sẽ có căn cứ để xử lý nhà sản xuất về chất lượng hàng hóa.
Như vậy có thể thấy các quy định về nhãn hàng hóa góp phần bảo vệ tốt quyền lợi của người tiêu dùng cũng như lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh. Hiện nay, các quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hàng hóa hiện hành còn nhiều bất cập, cần phải sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với môi trường thương mại quốc tế.