Thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở phiên tòa sơ thẩm? Khiến nghị để hoàn thiện quy định thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở phiên tòa sơ thẩm
Thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở phiên tòa sơ thẩm là một trong những quy định để thể hiện quyền định đoạt của họ trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên trên thực tế áp dụng quy đinh này còn nhiều bất cập và vướng mắc, Vậy bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn đọc về nội dung Thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở phiên tòa sơ thẩm và giải pháp khắc phục bất cập, vướng mắc để có thể hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở phiên tòa sơ thẩm
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho tôi hỏi là vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở Tòa án sơ thẩm được quy định như thế nào trong Bộ luật tố tụng dân sự?
Luật sư tư vấn:
Đối với việc thực hiện Thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự theo căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn, xác định “bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải” và khoản 2- Điều 201- Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định về quyền yêu cầu độc lập của người có quyền, nghĩa vụ liên quan, xác định “người có quyền, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”.
Như phân tích trên có thể cho thấy cụ thể đối với yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập thì Tòa án chỉ chấp nhận xem xét khi yêu cầu hoặc thay đổi yêu cầu của bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đưa ra trước thời điểm Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Có thể thấy trên thực tế nguyên đơn là người đưa ra yêu cầu khởi kiện có thể có thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình so với yêu cầu tại đơn khởi kiện nhưng Bộ luật tố tụng dân sự 2015 lại chưa quy định mốc thời điểm cụ thể để xem xét việc chấp nhận hay không chấp nhận việc thay đổi và bổ sung yêu cầu như đối với bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật. Mặc dù theo quy định tại Điều 70, Điều 233 và Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đều xác định nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu của mình. Tuy nhiên, nội dung các quy phạm này cho thấy Bộ luật tố tụng dân sự 2015 chỉ mới giới hạn việc xem xét, chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của nguyên đơn trong trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm nếu việc thay đổi, bổ sung đó của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu
Để đảm bảo một mặt tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự nhưng mặt khác không gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định việc thay đổi yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phẩn tố và yêu cầu độc lập ban đầu. Tại sao lại có sự xuất hiện của quy định này? Có thể lý giải là do; trong quá trình thụ lý vụ án dân sự, các thẩm phán cũng như các thành viên khác trong hội đồng xét xử đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng việc theo dõi, tìm hiểu về nội dung vụ án, vụ việc dân sự; và việc dự liệu xét xử dựa trên phạm vi những yêu cầu của đương sự; tất nhiên, Thẩm phán cũng như những người tiến hành tố tụng khác không thể có đủ thời gian để dự liệu việc xét xử mọi trường hợp của vụ án.
Như vậy, nếu có sự thay đổi theo hướng phát sinh một yêu cầu mới có nội dung hoàn toàn khác so với những quan hệ trong yêu cầu ban đầu tất nhiên sẽ vượt quá khả năng dự liệu và xét xử của những người tiến hành tố tụng, và lúc này, nếu các Thẩm phán vẫn chấp thuận cho việc giải quyết tranh chấp diễn ra thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của bản án, bởi thẩm phán chưa có thời gian để nghiên cứu kỹ xem yêu cầu trên có thực sự phù hợp với các tình tiết của vụ án hay không.
Do vậy, yêu cầu thay đổi, bổ sung dù được thể hiện như thế nào cũng không được vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập ban đầu. yêu cầu ban đầu có thể hiểu là yêu cầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Và không vượt quá ở đây đông nghĩa với việc không làm xuất hiện thêm quan hệ pháp luật tranh chấp mới so với yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu hay yêu cầu tại phiên tòa không làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật mới.
Và tại điều 32 của
“Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Trong trường hợp Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu thay đổi, bổ sung của đương sự, thì phải ghi trong bản án.”
Trong trường hợp nếu HĐXX đồng ý với yêu cầu thay đổi hay bổ sung của đương sự thì phải tiến hành các thủ tục lập biên bản về sự thay đổi, bổ sung đó ngay tại phiên tòa.
Chúng ta có thể nhận thấy trên thực tế đối với việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trước hoặc sau phiên họp kiểm tra việc tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định, có thể là tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn vẫn có thể thay đổi hoặc bổ sung yêu cầu khởi kiện theo quy định. Đối với trường hợp việc thay đổi, bổ sung yêu cầu được thực hiện tại phiên tòa sơ thẩm thì việc xem xét yêu cầu thay đổi, bổ sung này có phần khó khăn hơn bởi thời điểm này, vụ án đã bước vào “giai đoạn sau” của trình tự tố tụng theo quy định, công tác chuẩn bị đã “sẵn sàng” để giải quyết toàn diện các yêu cầu của đương sự. Theo đó nên có thể việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn cần được xem xét cẩn trọng để vừa đảm bảo giải quyết được toàn diện, triệt để vấn đề tranh chấp và có thể vừa đảm bảo đúng pháp luật và bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định.
2. Khiến nghị để hoàn thiện quy định thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở phiên tòa sơ thẩm
Như những điều phân tích ở trên bài viết này chúng tôi đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện quy định trên đó là việc xác định thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn có vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu hay không cần được hướng dẫn cụ thể để có thể áp dụng pháp luật thống nhất, tránh những hậu quả pháp lý về sau. Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn cũng được điều chỉnh trong pháp luật trọng tài thương mại nhưng theo hướng hoàn toàn khác tố tụng dân sự. Theo đó, trong quá trình tố tụng trọng tài, Hội đồng trọng tài có quyền không chấp nhận các sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lại nếu thấy rằng:
+ Việc đó có thể bị lạm dụng nhằm gây khó khăn, trì hoãn việc ra phán quyết trọng tài
+ Vượt quá phạm vi của thỏa thuận trọng tài áp dụng cho vụ tranh chấp (khoản 2 Điều 37
Ngoài kiến nghị trên thì chúng tôi đưa ra một vấn đề pháp lý khác là nếu trong trường hợp mà chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu này của nguyên đơn thì nguyên đơn có phải làm đơn khởi kiện bổ sung và đóng tạm ứng án phí hay không? Theo mục 7 phần II Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 thì nguyên đơn không phải làm lại đơn khởi kiện và không phải nộp tiền tạm ứng án phí đối với phần yêu cầu thay đổi, bổ sung đó. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu này chỉ cần ghi vào biên bản phiên tòa. Nếu Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu đó thì phải ghi rõ trong bản án. Hướng dẫn trên là phù hợp nhưng chưa có cơ sở pháp lý được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Bởi lẽ, khoản 1 Điều 146 và khoản 3 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đều quy định nguyên đơn trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung” Thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở phiên tòa sơ thẩm” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.