Hiện nay vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người lao động bị thất nghiệp hoặc bị nghỉ việc không lương. Vậy câu hỏi đặt ra: Thất nghiệp có được hoàn thuế thu nhập cá nhân đã đóng hay không?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được hoàn thuế thu nhập cá nhân đã đóng:
Hiện nay pháp luật đã quy định cụ thể về điều kiện để người lao động được hoàn thuế. Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, có quy định về việc hoàn thuế. Theo đó thì:
– Đối với chủ thể là cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho các tổ chức và cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế thay cho mình thì việc hoàn thuế của cá nhân đó sẽ được thực hiện thông qua tổ chức và cá nhân trả thu nhập. Tổ chức và cá nhân trả thu nhập sẽ thực hiện hoạt động buôn trường số thuế nộp thừa và nộp thiếu cho các cá nhân. Sau khi các chủ thể này bù trừ theo quy định của pháp luật, nếu xét thấy số thuế nộp thừa thì sẽ được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả;
– Đối với các chủ thể là cá nhân thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế có thẩm quyền có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cơ quan thuế;
– Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì sẽ không áp dụng hình phạt đối với vi phạm hành chính trong vấn đề khai quyết toán thuế quá thời hạn;
– Về tượng hoàn thuế theo quy định của pháp luật hiện nay thì, việc hoạt thuế thu nhập cá nhân sẽ được áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
2. Thất nghiệp có được hoàn thuế thu nhập cá nhân đã đóng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và Điều 22 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2014, thì có thể nói, tiền thuế thu nhập cá nhân hàng tháng mà các chủ thể nộp theo quy định của pháp luật hiện nay chỉ là tiền thuế tạm, và khi kết thúc năm thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là cơ quan thuế sẽ xác định chính xác số thuế cần phải đóng của các chủ thể. Nếu như xét thấy thiếu thì sẽ tiến hành hoạt động đóng thêm, và thừa thì sẽ được hoàn trả theo quy định của pháp luật. Như vậy, sau khi người lao động được trừ các khoản giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế theo quy định của pháp luật (hiện nay ghi nhận là 132 triệu đồng/năm), trừ đi những người phụ thuộc (hiện nay được xác định là 4,4 triệu đồng/tháng/người phụ thuộc), và trừ đi các khoản khác theo quy định của pháp luật ví dụ như tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc … phần còn lại sẽ đóng thuế thu nhập cá nhân theo định mức cơ bản dưới đây:
Mức thu nhập | Thuế suất |
Phần thu nhập tính thuế đến 60 triệu đồng/năm | 5% |
Phần thu nhập tính thuế trên 60 triệu đồng đến 120 triệu đồng/năm | 10% |
Phần thu nhập tính thuế trên 120 triệu đồng đến 216 triệu đồng/năm | 15% |
Phần thu nhập tính thuế trên 216 triệu đồng đến 384 triệu đồng/năm | 20% |
Phần thu nhập tính thuế trên 384 triệu đồng đến 624 triệu đồng/năm | 25% |
Phần thu nhập tính thuế trên 624 triệu đồng đến 960 triệu đồng/năm | 30% |
Phần thu nhập tính thuế trên 960 triệu đồng/năm | 35% |
Như vậy căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật quản lý thuế năm 2019, trong trường hợp người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp, tức là không có thu nhập từ tiền lương và tiền công, nếu như xét thấy số thuế người lao động đã tạm đóng trước đó là thừa, thì người lao động vẫn hoàn toàn có quyền nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân lên cơ quan thuế nơi thường trú hoặc tạm trú của người lao động để thực hiện thủ tục hoàn thuế. Theo đó thì cơ quan thuế sẽ tiến hành hoạt động hoàn thuế cho người lao động theo quy định của pháp luật dựa trên thủ tục luật định.
3. Nhận trợ cấp thất nghiệp có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Có thể nói thuế thu nhập cá nhân được xem là nghĩa vụ của người lao động. Hiện nay pháp luật đã quy định cụ thể về vấn đề đóng thuế thu nhập cá nhân, vì thuế thu nhập cá nhân được xác định là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, có quy định về các khoản trợ cấp và phụ cấp không chịu thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
– Trợ cấp hoặc phụ cấp ưu đãi hàng tháng theo quy định của pháp luật, trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
– Trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến bảo vệ tổ quốc, các đối tượng làm nhiệm vụ quốc tế hoặc thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật đối với tổ quốc;
– Phụ cấp quốc phòng và an ninh, các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang nhân dân và công an nhân dân;
– Phụ cấp độc hại và phụ cấp nguy hiểm đối với từng ngành nghề nhất định, những công việc ở nơi làm việc có yêu tố độc hại và nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người;
– Phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực;
– Trợ cấp khó khăn đột xuất hoặc trợ cấp tai nạn lao động theo quy định của pháp luật, trợ cấp bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp một lần khi sinh con, hoặc khi nhận nuôi con nuôi,
– Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo hiểm xã hội bảo trợ theo quy định của pháp luật và phụ cấp phục vụ đối với các lãnh đạo cấp cao;
– Trợ cấp một lần cho các cá nhân khi điều chuyển công tác làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với các chủ thể là cán bộ và công chức công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật, trợ cấp chuyển vùng một lần đối với các chủ thể là người nước ngoài đến cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam hoặc người Việt Nam đi làm việc trên lãnh thổ của nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài này trở về Việt Nam làm việc phục vụ đất nước;
– Phụ cấp đối với nhân viên y tế ở thôn hoặc phụ cấp đối với các ngành nghề đặc thù theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể nói, trợ cấp thất nghiệp là khoản trợ cấp không phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo như phân tích ở trên.
4. Quy định về mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 của Luật việc làm năm 2013 hiện nay có ghi nhận về mức còn trợ cấp thất nghiệp, theo đó thì mức độ trợ cấp thất nghiệp được ghi nhận như sau:
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp;
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định (tức là không quá 7.450.000 đồng) hoặc; tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Tức là:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động (Đơn vị: đồng/tháng) |
Vùng I | 4.680.000 | 23.400.000 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.800.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 18.200.000 |
Vùng IV | 3.250.000 | 16.250.000 |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
– Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.