Phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, góp phần vào ổn định tình hình trật tự của xã hội, làm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội là một trong những mục đích chính của thanh tra hành chính.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thanh tra hành chính là gì?
- 2 2. Thẩm quyền thanh tra hành chính:
- 3 3. Các nguyên tắc trong thanh tra hành chính:
- 3.1 3.1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật; bảo đảm về tính chính xác, khách quan, tính trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời :
- 3.2 3.2. Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, về nội dung, thời gian thanh tra giữa những cơ quan thực hiện các chức năng thanh tra; không làm cản trở các hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra:
- 4 4. Thời hạn thanh tra hành chính:
1. Thanh tra hành chính là gì?
Tại khoản 2 Điều 3
“Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”.
Như vậy thanh tra hành chính chính là hoạt động thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cơ quan, các tổ chức, các cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện những chính sách, pháp luật, những nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Thẩm quyền thanh tra hành chính:
Tại Điều 43 Luật Thanh tra 2010 có quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính thì:
– Hoạt động của thanh tra chỉ được thực hiện khi mà có quyết định thanh tra.
– Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước sẽ ra quyết định thanh tra và sẽ thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện các quyết định thanh tra. Khi mà xét thấy cần thiết, thì Thủ trưởng của cơ quan quản lý nhà nước sẽ ra quyết định thanh tra và sẽ thành lập Đoàn thanh tra.
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch:
– Căn cứ kế hoạch thanh tra thì Tổng Thanh tra Chính phủ hay Chánh Thanh tra các cấp, các ngành sẽ ra quyết định thanh tra và thành lập về Đoàn thanh tra để thực hiện các nhiệm vụ thanh tra.
– Đối với các vụ việc phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì căn cứ kế hoạch thanh tra các Bộ trưởng, các Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hay Giám đốc sở, các Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ra quyết định thanh tra và sẽ thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện các nhiệm vụ thanh tra.
– Đối với các vụ việc đặc biệt phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, của nhiều ngành thì căn cứ kế hoạch thanh tra các Bộ trưởng, các Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Giám đốc sở, các Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ra quyết định thanh tra và sẽ thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện các nhiệm vụ thanh tra.
3. Các nguyên tắc trong thanh tra hành chính:
3.1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật; bảo đảm về tính chính xác, khách quan, tính trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời :
Nguyên tắc tuân theo pháp luật: đây chính là nguyên tắc chung mà được thể hiện ở trong tất cả những giai đoạn của các hoạt động thanh tra. Mục đích của nguyên tắc này chính là nhằm đảm bảo được tính pháp chế xuyên suốt ở trong hoạt động thanh tra từ khi mà xây dựng kế hoạch, thực hiện khảo sát, ra quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra và tiến hành kết thúc thanh tra. Tất cả những giai đoạn này, thì các chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra đều sẽ phải tuân thủ những quy định của pháp luật về thanh tra và những quy định pháp luật khác mà có liên quan, từ việc thực hiện những quy định về các nội dung lẫn những quy định về trình tự, về thủ tục tiến hành; về thời hạn thanh tra cho đến việc tuân thủ việc sử dụng đúng các quyền trong hoạt động thanh tra.
Về nguyên tắc đảm bảo chính xác: ở nguyên tắc này sẽ được thực hiện trong toàn bộ của quá trình thanh tra. Trong giai đoạn thực hiện tiến hành thanh tra, nguyên tắc chính xác sẽ được thể hiện rõ nét nhất là ở trong việc áp dụng những văn bản pháp luật vào việc thực hiện nhận định, đánh giá các thông tin, các tài liệu thu thập được. Trong giai đoạn kết thúc thanh tra thì nguyên tắc này sẽ thể hiện ở việc đánh giá về tính chính xác các tài liệu, các chứng cứ; về kết quả giám định, thẩm định và kiểm tra hiện trạng; về các biện pháp xử lý, tính chính xác khi thực hiện áp dụng những văn bản pháp luật để đối chiếu so sánh. Bảo đảm được tính chính xác ở trong việc đánh giá việc thực hiện các chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các đối tượng thanh tra để xác định được rõ tính chất, mức độ vi phạm, các nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, các cá nhân có hành vi vi phạm; những biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng; về kiến nghị các biện pháp xử lý khi mà xây dựng Báo cáo, Kết luận thanh tra.
Về nguyên tắc khách quan, trung thực: nguyên tắc này cũng là vấn đề có tính nguyên tắc cao, nó sẽ đảm bảo phản ánh đúng sự thật, sẽ không thiên lệch và không bóp méo sự thật. Nếu như về tính chính xác nhấn mạnh đến các khả năng, năng lực chuyên môn của các hoạt động thanh tra thì về tính khách quan, trung thực sẽ đòi hỏi người làm công tác thanh tra sẽ phải có các quan điểm và thái độ đúng đắn, phải đánh giá tình hình hết sức công tâm và rõ ràng về các vấn đề được thanh tra. Nguyên tắc khách quan trung thực sẽ còn được thể hiện ở việc thực hiện báo cáo đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, các thông tin, các vấn đề phát hiện ở trong quá trình tiến hành thanh tra.
Về nguyên tắc công khai: Khi thực hiện tiến hành thanh tra, thì Đoàn thanh tra sẽ phải
Về nguyên tắc dân chủ: ở nguyên tắc dân chủ sẽ được thể hiện ở trong mối quan hệ giữa những thành viên Đoàn thanh tra với nhau và giữa Đoàn thanh tra với các đối tượng thanh tra, giữa Đoàn thanh tra với những cơ quan, tổ chức, cá nhân mà có liên quan. Đó chính là việc các thành viên của Đoàn thanh tra thực hiện thảo luận, đưa ra các ý kiến của mình về mỗi vấn đề cụ thể khi mà xây dựng về kế hoạch thanh tra, về báo cáo kết quả thanh tra, về dự thảo kết luận thanh tra. Đối tượng thanh tra, những cơ quan, tổ chức, cá nhân mà có liên quan sẽ có quyền đưa ra các quan điểm của mình về những đánh giá, về kết luận của Đoàn thanh tra, về kết luận của những người ra quyết định thanh tra. Và đối với những ý kiến của các đối tượng thanh tra, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà có liên quan sẽ phải được thảo luận, xem xét một cách thật khách quan, dân chủ.
3.2. Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, về nội dung, thời gian thanh tra giữa những cơ quan thực hiện các chức năng thanh tra; không làm cản trở các hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra:
Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, về nội dung, thời gian thanh tra giữa những cơ quan thực hiện các chức năng thanh tra thể hiện chủ yếu là ở giai đoạn xây dựng các kế hoạch thanh tra, thực hiện việc khảo sát. Nội dung của nguyên tắc này sẽ chỉ liên quan đến những người ra quyết định thanh tra bởi vì việc xác định về phạm vi, đối tượng, về nội dung, thời gian, thời hạn thanh tra sẽ thuộc thẩm quyền của những người ra quyết định thanh tra và cũng là cơ sở để tiến hành các hoạt động thanh tra. Nhằm tránh sự chồng chéo, sự trùng lặp, gây ra lãng phí về các nguồn lực và về hiệu quả công tác thanh tra.
Nguyên tắc không làm cản trở những hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra: nguyên tắc này nguyên tắc mới được bổ sung ở trong Luật Thanh tra 2010, nó thể hiện quan điểm mới về các hoạt động thanh tra, bảo đảm không được gây ra phiền hà, sách nhiễu hay cản trở đến các hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
Nguyên tắc không làm cản trở các hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chính là đối tượng thanh tra được thể hiện chủ yếu ở giai đoạn làm việc với các đối tượng thanh tra tại các cơ quan, trụ sở của các đối tượng thanh tra. Thực hiện tốt những nguyên tắc này sẽ không chỉ giúp cho các hoạt động thanh tra sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc, công khai, minh bạch mà sẽ còn giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân là các đối tượng thanh tra sẽ không bị ảnh hưởng mà hoạt động bình thường.
4. Thời hạn thanh tra hành chính:
Tại Điều 45 Luật Thanh tra 2010 có quy định về thời hạn thanh tra hành chính, theo quy định này thì:
– Cuộc thanh tra do chánh Thanh tra Chính phủ thực hiện tiến hành sẽ không được quá 60 ngày, trong trường hợp phức tạp thì sẽ có thể kéo dài, nhưng sẽ không được quá 90 ngày. Đối với các cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, có liên quan đến nhiều các lĩnh vực, nhiều các địa phương thì thời hạn thanh tra sẽ có thể kéo dài, nhưng mà không được quá 150 ngày;
– Cuộc thanh tra do chánh Thanh tra tỉnh, chánh Thanh tra bộ tiến hành sẽ không được quá 45 ngày, trong trường hợp phức tạp thì sẽ có thể kéo dài, nhưng mà không quá 70 ngày
– Cuộc thanh tra do chánh Thanh tra huyện, chánh Thanh tra sở tiến hành thì không quá 30 ngày; ở các miền núi, biên giới, hải đảo, các vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn để thanh tra sẽ có thể kéo dài, nhưng không được quá 45 ngày.
Thời hạn của cuộc thanh tra sẽ được tính bắt đầu từ ngày công bố quyết định thanh tra cho đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Thanh tra 2010