Trong giai đoạn hiện nay thì ngành thanh tra đang dần trở thành một trong những ngành mang những nhiệm vụ khó khăn và nặng nề nhất. Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định cụ thể về các lĩnh vực thanh tra cụ thể, một trong số đó phải kể đến thanh tra hàng hải.
Mục lục bài viết
1. Thanh tra hàng hải là gì?
Thanh tra hay nói cách khác là kiểm soát viên, công việc của những kiếm soát viên là xem xét, đánh giá và cùng lúc xử lý về việc thực hiện pháp luật của tổ chức hoặc là cá nhân do tổ chức, hay là người có quyền về thẩm định thực hiện theo một trình tự pháp luật quy định để nhằm phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ về lợi ích nhà nước và quyền lợi hợp pháp của chư thể quyền sở hữ của tổ chức hoặc là cá nhân khác. Hoạt động chính của thanh tra là quản lý về thị trường và được gọi là kiểm soát.
Thanh tra chuyên ngành được pháp luật thanh tra định nghĩa là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Căn cứ theo những quy định cụ thể được nêu trên thì ta có thể hiểu thanh tra hàng hải là một bộ phận trực thuộc Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hàng hải.
Thanh tra hàng hải nói riêng và hệ thống các thanh tra ra đời là để bảo vệ về quyền sở hữ công nghiệp, để phục vụ quản lý về nhà nước, cũng là đẻ bảo về lợi ích của nhà nước và cùng với đó là lợi ích hợp pháp của một cá nhân hay tổ chức một cách hợp lý trong nhiều lĩnh vực hàng hải. Quyền được thanh tra đó chính là tổ chức và người có đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật và được phía pháp luật nhà nước cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp giao trách nhiệm. Đối tượng thanh tra là đối với các tổ chức, và các cá nhân thuộc quyền quản lý của nhà nước, của tổ chức mình. Thanh tra hàng hải sẽ là người thực hiện những yêu cầu cũng như quy định về pháp luật thuộc về phạm vi quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng hải theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
2. Nguyên tắc hoạt động thanh tra:
Pháp luật thanh tra đã đưa ra quy định về nguyên tắc chung của hoạt động thanh tra như sau:
– Nguyên tắc đầu tiên của hoạt động thanh tra đó là cần phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
– Một nguyên tắc nữa cũng vô cùng quan trọng đó là hoạt động thanh tra không được trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động thanh tra rất quan trọng. Các quy định về hoạt động thanh tra được ban hành dựa trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của pháp luật hiện hành đồng thời bổ sung những nội dung mới nhằm mục đích chính là để tăng cường tính linh hoạt, tích cực, chủ động và tính tự chui trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Bên cạnh đó việc các cơ quan và cá nhân Nhà nước có thẩm quyền tiếp tục quy định hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước thông qua hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Luật Thanh tra được ban hành còn giao cho các cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Chính bởi vì thế mà nội dung hoạt động thanh tra nhất là hoạt động thanh tra chuyên ngành có những thay đổi nhất định như: thẩm quyền ra quyết định thanh tra, phân công nhiệm vụ thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành. Một điều đáng lưu ý là ở những ngành, không thành lập cơ quan thanh tra chuyên trách mà hoạt động thanh tra do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan theo đúng quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực hàng hải, hoạt động thanh tra cũng rất được coi trọng và pháp luật hàng hải cũng đã ban hành một số các quy định cụ thể về vấn đề thanh tra nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan cũng như bảo đảm hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với lĩnh vực hàng hải.
Đối với hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, các quy định của Luật Thanh tra được ban hành đã xác định rõ những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra; tiếp tục làm rõ hơn quy định về hình thức tiến hành thanh tra là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết thanh tra; quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra và nội dung khác liên quan đến hoạt động thanh tra như: hồ sơ thanh tra, trách nhiệm của cơ quan điều tra. Đặc biệt là việc bổ sung quy định về xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định về thanh tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra, công tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra hàng hải:
Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Bộ luật hàng hàng 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra hàng hải như sau:
Thanh tra hàng hải có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hàng hải, các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thanh tra hàng hải có nhiệm vụ và quyền hạn thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hàng hải, các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nếu phát hiện các chủ thể có hành vi trái pháp luật, không chấp hành các quy định của pháp luật về hàng hải thì thanh tra hàng hải có quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
– Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động hàng hải.
Thanh tra hàng hải có nhiệm vụ và quyền hạn phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động hàng hải. Việc thanh tra là hoạt động có vai trò rất quan trọng. Về cơ bản thì mục đích hoạt động thanh tra hàng hải là để nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực hàng hải. Chính vì thế mà Nhà nước đã trao cho cơ quan thanh tra quyền hạn cũng như nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động hàng hải.
– Tạm giữ tàu biển.
Thanh tra hàng hải có quyền được tạm giữ tàu biển. Cụ thể pháp luật quy định đươc tạm giữ tàu biển được thực hiện trong trường hợp sau đây:
+ Thanh tra hàng hải có quyền được tạm giữ tàu biển đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải mà việc tạm giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra.
+ Thanh tra hàng hải có quyền được tạm giữ tàu biển chưa nộp đủ tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Thanh tra hàng hải có quyền được tạm giữ tàu biển có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp luật quy định, ngoài các nhiệm vụ quyền hạn được nêu cụ thể ở trên thì thanh tra hàng hải còn có nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật liên quan.