Thông thường khi một người lao động đã làm việc lâu năm cho một công ty thì thường sẽ được nghỉ phép năm. Nếu không nghỉ có được trả lương không? Có được cộng dồn vào năm sau không? Các quy định của pháp luật như thế nào? Làm thế nào để quyền lợi của mình khi bị xâm phạm?
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện để được nghỉ phép năm:
- 2 2. Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm:
- 3 3. Thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm cho cán bộ, công chức:
- 4 4. Công nhân may được nghỉ phép hằng năm bao nhiêu?
- 5 5. Làm việc được 9 tháng có được xin nghỉ phép hàng năm không?
- 6 6. Mức hưởng khi nghỉ phép hàng năm:
1. Điều kiện để được nghỉ phép năm:
Theo quy định của pháp luật tại Điều 113 và Điều 114
+ Người lao động khi làm việc trong điều kiện bình thường đơn giản nhất thì sẽ được nghỉ phép năm thông thường là mười hai ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.
+ Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được nghỉ phép năm mười bốn ngày làm việc.
+ Đối với người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được nghỉ phép năm là mười sáu ngày.
Hằng năm, nếu người lao động đủ điều kiện để nghỉ phép năm thì sau khi tham khảo ý kiến của những người lao động người sử dụng lao động khi cho người lao động nghỉ phép năm thông báo trước cho người lao động theo quy định.
Pháp luật cho phép người lao động và sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động về ngày nghỉ hằng năm nếu cả người sử dụng và người lao động đều thỏa thuận và thống nhất là gộp ngày nghỉ phép cho người thành ba năm nghỉ một lần hoặc người lao động có thể lựa chọn nghỉ nhiều lần trong năm không bắt buộc phải nghỉ trong năm đó nếu đã quy định rõ về ngày nghỉ phép năm.
2. Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm:
Hiện nay, chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm sẽ được tính theo thời gian làm việc của người lao động thực tế theo tỷ lệ tương ứng tổng thời gian làm việc mà người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động và người lao động được nghỉ việc có hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động đã giao kết theo quy đinh. Trường hợp thanh toán tiền những ngày không nghỉ hàng năm khi người lao động có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động dưới một năm, người lao động vẫn được nghỉ phép năm nếu người lao động làm việc chưa đủ mười hai tháng thì vẫn có quyền nghỉ hàng năm. Mức nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian đã làm việc cho người sử dụng lao động.
Hiện nay, nếu trong năm người lao động nếu không nghỉ phép năm thì sẽ được thanh toán bằng tiền cho những ngày người lao động chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, áp dụng đối với các người lao động đã thôi việc, bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc vì lý do khác. Có thể thấy rằng theo nguyên tắc, dù vì bất kỳ lý do gì mà người lao động chưa được nghỉ hàng năm nhưng không còn cơ hội nghỉ nữa thì người lao động đều phải được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ hoặc nghỉ chưa hết này.
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì tiền nghỉ phép năm sẽ được tính như sau:
Tiền nghỉ phép của người lao động đủ điều kiện nghỉ phép trong năm = (Tiền lương của người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận theo hợp đồng làm căn cứ để trả lương phép : Số ngày làm việc bình thường của người lao động đã làm việc của tháng trước liền kề trước khi trả lương phép) x Số ngày nghỉ phép hằng năm.
Trong đó:
Tiền lương làm căn cứ để trả lương phép được quy định như sau:
+ Đối với người lao động đã làm việc cho người sử lao động từ đủ sáu tháng trở lên thì khi tính phép năm ta lấy tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của sáu tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc, thôi việc, bị mất việc làm.
+ Đối với người lao động đã đủ điều kiện nghỉ phép năm mà họ chưa nghỉ hằng năm hoặc đã nghỉ nhưng chưa nghỉ hết số ngày mà họ được nghỉ hằng năm vì các lý do khác thì khi tính tiền phép năm thì người sử dụng lao động lấy tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của sáu tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm.
+ Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới sáu tháng thì khi người sử dụng lao động tính tiền phép năm sẽ lấy tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động mà hai bên đã thỏa thuận của toàn bộ thời gian làm việc mà người lao động đã làm việc để tính theo quy định.
Số ngày nghỉ phép hằng năm được tính như sau:
Số ngày nghỉ phép hằng năm để tính cho người lao động đủ điều kiện để nghỉ phép nưm = (Số ngày nghỉ hằng năm được nghỉ + Số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên): 12 x Số tháng làm việc thực tế trong năm.
Đối với trường hợp người lao động làm việc không đủ năm thì số tiền thanh toán nghỉ phép năm sẽ được tính như sau:
Số ngày nghỉ hằng năm + số ngày nghỉ tăng thêm do lao động làm từ năm năm trở lên được tính thêm 01 ngày : chia cho 12 tháng x số tháng mà người lao động đã làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm để tính cho người nghỉ phép năm.
Nếu kết quả sau khi tính có số lẻ nếu có phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 1 đơn vị vì kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị khi tính phép năm.
Khi người lao động được nghỉ phép năm khi đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt…thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường của người lao động ngoài số ngày nghỉ hằng năm nếu tính cả đi và về trên hai ngày về nơi cư trú theo quy định thì chỉ tính một lần nghỉ trong năm.
Quy định trên đảm bảo sự công bằng trong việc hưởng quyền được nghỉ ngơi của người lao động, đồng thời, nếu họ vẫn đi làm, thì ngoài tiền lương họ được hưởng thêm thu nhập cho những ngày không nghỉ hàng năm. Khoản tiền này sẽ được thanh toán sau khi hết thời gian làm việc trong năm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
3. Thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm cho cán bộ, công chức:
Chế độ nghỉ hàng năm là một chế độ có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ lao động. Chế độ này nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi sau những ngày làm việc nặng nhọc trong năm, từ đó nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của người lao động trong đó có cán bộ, công chức. Việc cán bộ, công chức được hưởng chế độ này sẽ khuyến khích họ nỗ lực thi đua để hoàn thành công việc cũng như kế hoạch của Nhà nước. Tuy nhiên, không phải cán bộ, công chức nào cũng được hưởng đầy đủ chế độ nghỉ hàng năm. Để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức không được nghỉ hàng năm, Nhà nước đã quy định về việc thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm cho cán bộ, công chức. Vậy, cán bộ, công chức được thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong trường hợp nào?
Các trường hợp được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ thực hiện theo quy định tại Điều 113
“Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.”
Ở đây, cán bộ, công chức sẽ được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ trong 3 trường hợp:
Thứ nhất, cán bộ, công chức do thôi việc mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm. Cán bộ, công chức thôi việc trong các trường hợp: do sắp xếp của tổ chức; theo nguyện vọng của cán bộ, công chức và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý; cán bộ, công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác. Khi thôi việc mà cán bộ công chức chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm sẽ được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Thứ hai, cán bộ, công chức bị mất việc làm mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm. Mất việc làm được hiểu là công việc mà cán bộ, công chức đang thực hiện không còn do việc thay đổi cơ cấu, tổ chức, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập… Khi cán bộ, công chức bị mất việc làm mà chưa được nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm cũng sẽ được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa được nghỉ.
Thứ ba, cán bộ, công chức vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về các lý do khác để chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm. Dựa vào đặc điểm của chế độ nghỉ hàng năm thì có thể nhận biết một số lý do để chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm như sau: cán bộ, công chức không có nhu cầu nghỉ hàng năm vẫn muốn tiếp tục làm việc; cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép; do yêu cầu công việc của cán bộ, công chức mà họ không được nghỉ phép hàng năm;…
Ngoài tiền lương, cán bộ, công chức còn có thể được thanh toán tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép. Các trường hợp được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:
Cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm thì cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc, thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép theo chế độ quy định; trường hợp do nhu cầu công việc không thể bố trí cho cán bộ, công chức nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định, thì cơ quan, đơn vị quyết định việc chi trả tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Cán bộ, công chức nếu đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép theo quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Căn cứ điều kiện công việc thực tế, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ về các trường hợp được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm”.
Theo đó, việc chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm chỉ áp dụng cho cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm và do nhu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không thể bố trí cho cán bộ, công chức nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định, thì cơ quan, đơn vị quyết định việc chi trả tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức những ngày chưa nghỉ phép hàng năm (Trừ trường hợp cán bộ, công chức nếu đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép theo quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm). Trong trường hợp này, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ về các trường hợp được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Với quy định thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm cho cán bộ, công chức khi chưa nghỉ phép hàng năm đảm bảo công bằng, tạo điều kiện để cán bộ, công chức có thể an tâm thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành tốt công việc được giao.
4. Công nhân may được nghỉ phép hằng năm bao nhiêu?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là nam, làm việc trong một công ty may mặc của Hàn Quốc tại Việt Nam, công việc chính của tôi là cắt vải, tôi thường xuyên bị ho do bụi vải. Vậy theo Luật thì tôi được nghỉ phép hằng năm là 14 ngày không hay là bao nhiêu? Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Nghỉ hằng năm là ngày nghỉ của người lao động vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Theo đó, sẽ phải căn cứ vào từng công việc có bình thường không hay nặng nhọc độc hại.
Theo quy định Bộ luật lao động 2019 quy định về ngày nghỉ phép hằng năm tại Điều 113 như sau:
“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”
Theo nội dung bên bạn đưa ra, bạn làm tại công ty may với công việc chính là cắt vải. Phải xem xét điều kiện làm việc nơi bạn làm việc và phải thuộc ngành nghề có công việc đặt biệt nặng nhọc theo Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ về nghề độc hại nguy hiểm và Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 thì mới được nghỉ 14 ngày.
5. Làm việc được 9 tháng có được xin nghỉ phép hàng năm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào văn phòng luật Dương Gia Tôi là Cường, phụ trách hành chính tại 1 công ty tư nhân, xin hỏi quý công ty một số thắc mắc về việc tính lương nghỉ phép như sau: Công ty tôi có những cán bộ làm việc chưa đủ 12 tháng (cụ thể là 9 tháng) và xin nghỉ phép 3 ngày trong tháng 5. Trước giờ chưa nghỉ lần nào. Theo luật lao động trên bài viết của quý công ty thì 03 ngày đó NLĐ đều đc tính lương khi nghỉ phép. Nhưng do công ty chúng tôi có quy định CBNV làm việc trên 12 tháng sau khi ký HĐ chính thức thì mới đc tính lương khi nghỉ phép, còn chưa đủ 12 tháng vẫn đc nghỉ nhưng không đc hưởng lương. Xin hỏi quý công ty là quy định như vậy tại công ty tôi là đúng hay sai. Rất mong quý công ty tư vấn giúp đỡ Trận trọng cảm ơn !?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, trường hợp thanh toán tiền những ngày không nghỉ hàng năm khi người lao động có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động chưa đủ 12 tháng. Khi người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì vẫn có quyền nghỉ hàng năm. Mức nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian đã làm việc cho người sử dụng lao động.
Cách tính cụ thể được quy định tại Điều 66 Nghị định 415/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.”
Quy định trên đảm bảo sự công bằng trong việc hưởng quyền được nghỉ ngơi của người lao động, những cán bộ làm việc chưa đủ 12 tháng (cụ thể là 9 tháng) và xin nghỉ phép 3 ngày trong tháng 5 thì cách tính số ngày nghỉ như sau: (12 ngày : 12 tháng) x 9 tháng = 9 ngày. Theo đó, trường hợp nghỉ 03 ngày trong tháng 5 là số ngày nghỉ phép được hưởng lương.
Nếu họ vẫn đi làm, thì ngoài tiền lương ,họ được hưởng thêm thu nhập cho những ngày không nghỉ hàng năm khoản tiền này sẽ được thanh toán sau khi hết thời gian làm việc trong năm.
Thứ hai, người lao động có quyền hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.
Mặc dù, người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động tuy nhiên phải đảm bảo số ngày nghỉ hàng năm cho người lao động. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2, 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
“2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.”
Vậy nên, công ty quy định CBNV làm việc trên 12 tháng sau khi ký HĐ chính thức thì mới đc tính lương khi nghỉ phép, còn chưa đủ 12 tháng vẫn được nghỉ nhưng không được hưởng lương là không phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Mức hưởng khi nghỉ phép hàng năm:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Công ty em đang gặp phải một số vướng mắt trong vấn đề chi trả phép năm. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía luật sư. Theo quy định thì Công ty sẽ chi trả bằng tiền mặt cho người lao động khi người lao động chưa nghỉ hết phép năm. Vậy Công ty sẽ chi trả 100%, 200% hay 300% và theo quy định nào? Trân trọng cảm ơn! ?
Luật sư tư vấn:
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì tiền lương làm căn cứ chi trả những ngày phép năm chưa nghỉ của người lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.