Quy định về hòa giải. Trình tự tiến hành phiên hòa giải vụ án dân sự. Thành phần tham gia phiên hòa giải gồm những ai?
1. Thành phần phiên hòa giải.
Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2011, thành phần phiên hòa giải bao gồm:
“- Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải;
– Thư ký tòa án ghi
biên bản hòa giải ;– Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ;”.
Trong một vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự có mặt trong vụ án thì thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải.
– Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng việt. Việc hòa giải là nhằmgiúp cho các đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của họ và làm cho việc giải quyết vụ án đạt được của họ và làm cho việc giải quyết vụ án đạt được hiệu quả cao mà không phải xét xử. Vì vậy, Bộ luật tố tụng dân sự quy định rất rõ là người tiến hành hòa giải là thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, còn thư ký chỉ là người giúp việc và phải có mặt trong phiên hòa giải để ghi biên bản hòa giải. Việc quy định này là cần thiết vì hòa giải để cho đương sự tự giải quyết với nhau trước, bằng cách thương lượng thỏa thuận và sự thỏa thuận này phải được tòa án công nhận bằng một quyết định và quyết định này có giá trị bắt buộc đối với các bên đương sự và nó cũng đòi hỏi cả sự tôn trọng của xã hội. Vì vậy, bộ luật tố tụng dân sự quy định bắt buộc người đứng ra tổ chức hòa giải và chủ trì phiên hòa giải phải là thẩm phán và đương sự phải có mặt đầy đủ.
2. Thủ tục tiến hành phiên hòa giải.
Theo quy định của điều 183 Bộ luật tố tụng dân sự trước khi tiến hành phiên hòa giải, tòa án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải.
Để việc hòa giải đạt được kết quả cao, theo Điều 185 Bộ luật tố tụng dân sự, trước khi hòa giải thẩm phán phải xác định rõ những vấn đề quan trọng của vụ án, bảo đảm cho việc hòa giải thành công như xác định quan hệ pháp luật bị xâm phạm hay đang tranh chấp, tư cách đương sự tham gia tố tụng và những tài liệu chứng cứ cần thiết chứng minh sự thật trong vụ án này.
>>> Luật sư
Khi đã có đầy đủ điều kiện để tiến hành hòa giải thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có cán bộ thư ký tòa án giúp việc sẽ tiến hành phiên hòa giải. Thẩm phán công bố nội dung vụ án đang tranh chấp, phổ biến cho các đương sự biết các quy định pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình. Thẩm phán phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành hoặc không thành để các bên đương sự tự nguyện thương lượng thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Sau khi được thẩm phán hướng dân và nghe giải thích pháp luật có liên quan đến lượt nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu quan điểm của họ vấn đề đang tranh chấp và đưa ra định hướng giải quyết. Đối với những ý kiến của đương sự đưa ra cách giải quyết bất hợp lý như khởi kiện đòi tài sản không có căn cứ, yêu cầu bồi thường quá đáng thì thẩm phán chủ trì phải kịp thời phân tích thẳng thắn cho họ biết.
Khi đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì tòa án