Khát quát về hợp đồng với nhà đầu tư? Quy định pháp luật về hồ sơ hợp đồng với nhà đầu tư?
Đấu thầu là hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đặc biệt xuất hiện do nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Trong đó, trải qua các trình tự, thủ tục nhất định, các chủ thể trong quan hệ đầu thấu bao gồm cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, nhà thầu thiết lập một quan hệ với nhau thông qua hợp đồng. Để đảm bảo tính pháp lý và dễ dàng chứng minh được tính hợp pháp, hợp lí trong việc thiết lập đó, pháp luật đầu thầu đã có quy định về thành phần hồ sơ hợp đồng cụ thể. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích quy định về hồ sơ hợp đồng với nhà đầu tư theo Luật Đấu thầu hiện hành.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Văn bản hợp nhất Luật Đấu thầu năm 2020.
1. Khát quát về hợp đồng với nhà đầu tư?
Hợp đồng với nhà đầu tư là
Yêu cầu về nội dung hợp đồng với nhà đầu tư là phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả đàm phán hợp đồng, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và văn bản thỏa thuận đầu tư.
Yêu cầu về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng:
– Nhà đầu tư được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện dự án. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà đầu tư, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án thì mới tiến hành ký kết hợp đồng. (Khoản 2, Điều 70 Luật Đấu thầu).
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bảo đảm các điều kiện về vốn góp của Nhà nước, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ. (Khoản 3, Điều 70 Luật Đấu thầu).
Việc đặt ra các yêu cầu về chủ thể tại thời điểm ký kết hợp đồng là điều hoàn toàn cần thiết do khả năng thay đổi tình hình tài chính là rất nhanh chóng, thời điểm xác định nhà đầu tư được lựa chọn cho đến lúc ký kết hợp đồng là khác nhau, có yếu tố tác động của thời gian, do vậy để đảm bảo hiệu quả thì cả nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện nêu trên. Việc ký kết hợp đồng làm phát sinh trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
2. Quy định pháp luật về hồ sơ hợp đồng với nhà đầu tư?
Điều 69 Luật Đấu thầu quy định hồ sơ hợp đồng với nhà đầu tư bao gồm:
“1. Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Văn bản hợp đồng;
b)
c) Biên bản đàm phán hợp đồng;
d) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể;
e) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn;
g) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
h) Các tài liệu có liên quan.
2. Khi có sự thay đổi các nội dung thuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.“
Trước hết, tác giả sẽ giải thích và phân tích cụ thể các loại tài liệu thuộc hồ sơ hợp đồng:
– Văn bản hợp đồng: Hợp đồng có thể được thiết lập dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên trong hợp đồng với nhà đầu tư, hợp đồng phải được thiết lập dưới hình thức văn bản. Đây là bản thỏa thuận thuần túy được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư được lựa chọn (doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư) trên cơ sở đáp ứng các điều kiện đã nêu ở Mục 1. Hình thức văn bản có thể được thể hiện theo dạng văn bản giấy, dữ liệu diện tử. Văn bản hợp đồng là tài liệu cơ bản và quan trọng nhất trong hồ sơ hợp đồng.
– Phụ lục hợp đồng: Đây là tài liệu không bắt buộc, bởi phụ lục hợp đồng chỉ cần khi để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng, nếu giữa hai chủ thể đã thể hiện đầy đủ các nội dung trong hợp đồng thì không cần thiết phải thiết lập phụ lục. Tuy nhiên, phụ lục hợp đồng sẽ là tài liệu bắt buộc trong trường hợp có sự thay đổi nội dung thuộc phạm vi hợp đồng, thì khi đó các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng. Việc cho phép ký kết phụ lục bổ sung nhằm tiết kiệm thời gian, nhanh chóng mà giá trị lại như nhau theo đúng nguyên tắc “Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng“
– Biên bản đàm phán hợp đồng: Đây là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ hợp đồng, biên bản đàm phán hợp đồng là văn bản ghi chép lại nội dung đàm phán hợp đồng giữa các bên, kết quả đàm phán là căn cứ để các bên thiết lập hợp đồng, vì vậy đây là tài liệu có giá trị chứng minh các nội dung trong hợp đồng là cơ cơ sở và hợp pháp.
– Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư: Lựa chọn nhà đầu tư là quá trình diễn ra khá phức tạp, phải đảm bảo theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục, chi phí lựa chọn, đây là trách nhiệm của bên mời thầu theo quy định của pháp luật. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư là văn bản của người có thẩm quyền trên cơ sở đánh giá điều kiện về nhà đầu tư đã được lựa chọn.
– Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể. Đây cũng là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ hợp đồng với nhà đầu tư, bản chất của văn bản thoả thuận cũng gần giống như một hợp đồng, đây là văn bản có giá trị buộc các bên phải thực hiện theo đúng các điều kiện mà các bên đã thống nhất.
– Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. (Khoản 31, Điều 4, Luật Đấu thầu). Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất có giá trị cực kỳ quan trọng, tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn phải còn hiệu lực- đây là điều kiện đầu tiên để ký kết hợp đồng. (Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.- Khoản 42, Điều 4 Luật Đấu thầu).
Chính vì quan trọng, do đó, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được đánh giá rất kỹ lưỡng, đây là hồ sơ thể hiện hết tất cả các nội dung chứng minh khả năng của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, để chi tiết nhất, nhà đầu tư còn cần phải chuẩn bị các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, bổ sung cho hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để chủ thể đánh giá có thể nhìn nhận rõ ràng và thuyết phục hơn.
– Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là toàn bộ các tài liệu do bên mời thầu lập đề yêu cầu nhà đầu tư và nhà thầu. Khác với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, các tài liệu kèm theo của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là các các tài liệu sửa đổi, bổ sung (có thể có hoặc không, bởi yêu cầu sửa đổi, bổ sung không phải đặt ra trong mọi trường hợp).
Ngoài các tài liệu cụ thể nêu trên, pháp luật còn mở rộng quy định về “các tài liệu khác liên quan”, trao quyền cho chủ thể có thẩm quyền để quyết định và yêu cầu nhà đầu tư cung cấp, thông thường đây phải là những tài liệu có xoay quanh hoạt động đấu thầu mà các bên đang ký kết hợp đồng hoặc liên quan đến chứng minh năng lực của các chủ thể trong việc ký kết hợp đồng.
Hồ sơ hợp đồng có vai trò quan trọng, giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền lưu trữ và chứng minh tính pháp lý, hiệu lực ràng buộc giữa các bên, là chứng cứ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra. Hồ sơ hợp đồng là yêu cầu căn bản trong hoạt động của cơ quan nhà nước, việc thiết lập hồ sơ hợp đồng còn là cơ sở để thống kê các dự án, các công trình được xây dựng tại một địa phương nhất định tại một khoảng thời gian nhất định, điều đó có tác động tích cực trong việc đánh giá hoạt động của nhà đầu tư, thúc đầy cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp cận với các nhà đầu tư có tiềm năng trong tương lai.