Tài sản cố định? Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định? Thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của công ty mẹ?
Chúng ta không còn xa lạ với các khái niệm như ” Tài sản cố định” vì nó phổ biến và ở xung quanh chúng ta, đó là những tài sản hữu hình như Tư liệu lao động, hay các tài sản cố định vô hình như bản quyền tác giả…hay một số tài sản cố định khác được pháp luật quy định cụ thể, Khi thực hiện các công việc như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của công ty mẹ phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về vấn đề này, vậy Thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của công ty mẹ được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Cơ sở pháp lý:
Thông tư Số: 45/2013/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Thông tư 147/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của
1. Tài sản cố định
– Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
– Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
– Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.( Tại Điều 2 thông tư Số: 45/2013/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định)
Căn cứ dựa trên đó có thể rút ra các nhận xét chung về tài sản cố định đó là toàn bộ các tài sản đang sử dụng, và các tài sản chưa sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất, hay kinh doanh do đang trong quá trình hoàn thành (ví dụ máy móc đã mua đang trong quá trình lắp ráp, nhà xưởng đang xây) hay cũng có thể chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng của tổ chức hay cá nhân hay cơ quan nhà nước…
– Ngoài ra Các tiêu chuẩn của một số tài sản cố định hữu hình cụ thể đó là
+ Trường hợp hệ thống gồm nhiều phần tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu 1 bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của TSCĐ thì sẽ được coi là 1 tài sản cố định hữu hình độc lập
+ Súc vật nếu làm việc và cho sản phẩm thì từng con súc vật thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là tài sản cố định hữu hình.
+ Vườn cây lâu năm thì từng mảnh của vườn cây hoặc cây thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là tài sản cố định hữu hình.
2. Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ của doanh nghiệp được quy định tại Điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, và Thông tư 147/2016/TT-BTC cụ thể như sau;
– Mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định phải theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
– Đối với tài sản cố định đi thuê:
+ Tài sản cố định thuê hoạt động: thì Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng Tài sản cố định theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê Tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. và các Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý Tài sản cố định cho thuê.
+ Đối với Tài sản cố định thuê tài chính: thì các Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định. và các Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định theo quy định cua pháp luật
+ Trong Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa Tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.
– Các tài sản cố định theo quy định của pháp luật khi nhượng bán, và khi muốn thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp. và đối với Phần giá trị thu được do nhượng bán sau khi trừ chi phí nhượng bán, thanh lý, doanh nghiệp nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước hoặc bổ sung vốn điều lệ sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính và cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của công ty mẹ
Việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của công ty mẹ được quy định chi tiết ở
1. Công ty mẹ được quyền chủ động và có trách nhiệm nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản gắn liền với đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Hội đồng thành viên Công ty mẹ quyết định phương án thanh lý, nhượng bán các tài sản cố định có giá trị còn lại đến dưới 30% vốn điều lệ của Công ty mẹ và theo quy định của pháp luật. Đối với việc thanh lý, nhượng bán lớn hơn mức phân cấp nêu trên, Hội đồng thành viên Công ty mẹ báo cáo chủ sở hữu quyết định.
Hội đồng thành viên ủy quyền hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định nhượng bán tài sản thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
b) Trường hợp nhượng bán tài sản cố định của Công ty mẹ không có khả năng thu hồi đủ vốn, Công ty mẹ phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.
c) Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư do không mang lại hiệu quả kinh tế như phương án đã được phê duyệt ban đầu, Công ty mẹ không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn dẫn tới Công ty mẹ không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật.
d) Đối với việc nhượng bán thanh lý tài sản mang tính chất đặc thù của ngành dầu khí thì ngoài việc chấp hành quy định của Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của văn bản pháp luật chuyên ngành.
3. Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định: Việc nhượng bán tài sản cố định được thực hiện bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do Công ty mẹ tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng, Tổng giám đốc quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì Công ty mẹ được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở bán tài sản theo các phương thức trên. Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về vấn đề Thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của công ty mẹ và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.