Hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phải bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận. Quy định về trung tâm hỗ trợ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được pháp luật quy định tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
- 2 2. Nguyên tắc hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
- 3 3. Quyền hạn, nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
- 4 4. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
- 5 5. Thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm:
- 6 6. Thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm:
1. Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ Điều 51
2. Nguyên tắc hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
Nguyên tắc hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài bao gồm các nguyên tắc sau:
– Hoạt động của Trung tâm phải bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận, góp phần làm cho lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Các bên kết hôn có quyền được tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
– Việc tư vấn, hỗ trợ không phụ thuộc vào quốc tịch, nơi cư trú của người có yêu cầu.
– Nghiêm cấm lợi dụng việc tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để nhằm mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác.
3. Quyền hạn, nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
– Trung tâm có quyền hạn sau đây:
+ Tư vấn những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cho công dân Việt Nam theo các hướng dẫn của Hội Liên hiệp Phụ nữ;
+ Tư vấn, bồi dưỡng cho công dân Việt Nam về các vấn đề sau của nước mà người yêu cầu dự định kết hôn với công dân nước đó:
++ Ngôn ngữ;
++ Văn hóa;
++ Phong tục tập quán;
++ Pháp luật về hôn nhân và gia đình;
++ Về nhập cư.
+ Tư vấn, giúp đỡ người nước ngoài tìm hiểu về các vấn đề sau của Việt Nam:
++ Ngôn ngữ;
++ Văn hóa;
++ Phong tục tập quán;
++ Pháp luật về hôn nhân và gia đình.
+ Giúp đỡ các bên kết hôn tìm hiểu về hoàn cảnh cá nhân, gia đình của mỗi bên và các vấn đề khác liên quan mà các bên yêu cầu;
+ Cấp giấy xác nhận cho công dân Việt Nam sau khi đã được tư vấn, bồi dưỡng về các vấn đề trên, nếu có yêu cầu;
+ Giúp đỡ các bên kết hôn hoàn tất hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, nếu có yêu cầu;
+ Trường hợp công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài mà có nhu cầu giới thiệu người nước ngoài hoặc giới thiệu công dân Việt Nam để kết hôn thì Trung tâm thực hiện giới thiệu;
+ Hoạt động hợp tác với tổ chức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân của nước ngoài phải được thành lập theo quy định của pháp luật nước đó để giải quyết những vấn đề mà liên quan đến hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Được nhận thù lao để trang trải chi phí hoạt động và được thanh toán những chi phí thực tế hợp lý khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận;
+ Được thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Trung tâm có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy đăng ký hoạt động;
+ Tư vấn, hỗ trợ cho mọi đối tượng có yêu cầu (mọi đối tượng ở đây sẽ không phụ thuộc vào quốc tịch, nơi cư trú của người có yêu cầu);
+ Cấp giấy xác nhận của Trung tâm sau khi thực hiện tư vấn, hỗ trợ cho người có yêu cầu;
+ Công bố công khai mức thù lao theo quy định;
+ Giữ bí mật các thông tin, tư liệu về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của các bên theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm về hoạt động của Trung tâm;
+ Báo cáo quyết toán tình hình thu, chi tài chính có liên quan đến hoạt động tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cho Hội Liên hiệp phụ nữ và cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động;
+ Báo cáo đột xuất, cung cấp tài liệu hoặc giải thích về những vấn đề liên quan đến những hoạt động của Trung tâm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Chịu sự kiểm tra, quản lý của Hội Liên hiệp phụ nữ;
+ Chịu sự thanh tra, kiểm tra của những cơ quan sau:
++ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
++ Bộ Tư pháp;
++ Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động;
++ Cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
– Trung tâm chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
+ Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định giải thể Trung tâm;
+ Trung tâm bị tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Trong trường hợp chấm dứt hoạt động khi Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định giải thể Trung tâm, Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm để gửi Sở Tư pháp, nơi Trung tâm đăng ký hoạt động. Thời gian thông báo chậm nhất là 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động của Trung tâm. Khi chấm dứt hoạt động Trung tâm phải nộp lại giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký hoạt động.
– Trong trường hợp chấm dứt hoạt động khi Trung tâm bị tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Sở Tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền khác phải gửi Hội Liên hiệp phụ nữ quyết định tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động chậm nhất là 30 ngày trước ngày Trung tâm bị buộc chấm dứt hoạt động.
– Trước ngày chấm dứt hoạt động, Trung tâm phải có trách nhiệm thanh toán tất cả các khoản nợ (nếu có) với tổ chức, cá nhân có liên quan và phải giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động; ngoài ra, trung tâm phải báo cáo bằng văn bản gửi Hội Liên hiệp phụ nữ và Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
5. Thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm:
– Sau khi có quyết định thành lập, Trung tâm phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm.
– Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Tờ khai đăng ký hoạt động theo mẫu quy định;
+ Bản sao Quyết định thành lập Trung tâm;
+ Giấy tờ chứng minh địa điểm đặt trụ sở của Trung tâm;
+ Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Trung tâm được cấp chưa quá 03 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
+ Bản sao quy chế hoạt động
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
+ Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động theo mẫu quy định cho Trung tâm.
+ Trường hợp từ chối cấp giấy đăng ký hoạt động thì Sở Tư pháp tiến hành thông báo bằng văn bản cho Trung tâm, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
– Trường hợp giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được thì sẽ được cấp lại giấy đăng ký hoạt động.
6. Thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm:
– Trung tâm muốn thay đổi về tên gọi, địa điểm đặt trụ sở thì phải có văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, kèm theo là giấy đăng ký hoạt động gửi đến Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận được văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, Sở Tư pháp xác nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm.
– Trường hợp muốn thay đổi người đứng đầu Trung tâm hoặc thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm thì Hội Liên hiệp phụ nữ phải có văn bản gửi đến Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Trung tâm, trong đó phải nêu rõ mục đích, nội dung, lý do thay đổi, kèm theo giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm. Nếu như thay đổi người đứng đầu Trung tâm thì còn phải có cả Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến thay thế được cấp chưa quá 03 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Sở Tư pháp xác nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động. Trong trường hợp từ chối thì Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Hội Liên hiệp phụ nữ và nêu rõ lý do.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–