Khái quát chung về pháp nhân? Thành lập pháp nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015?
Vai trò và vị trí của pháp nhân Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng và có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Pháp nhân là một chủ thể được pháp luật quy định có tư cách pháp lý độc lập và pháp nhân Việt Nam có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Hiện nay, pháp nhân là thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong những văn bản pháp luật hiện hành tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ pháp nhân là gì và những quy định theo pháp luật về pháp nhân như thế nào. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về việc thành lập pháp nhân theo quy định tại
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát chung về pháp nhân:
1.1. Pháp nhân là gì?
Pháp nhân không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với mỗi chúng ta. Pháp nhân xuất hiện ở tất cả các khu vực trên địa bàn đất nước ta cũng như trên khắp thế giới.
Pháp nhân là một trong những chủ thể của các quan hệ pháp luật được thành lập theo đúng quy định của pháp luật và duy trì sự hoạt động nhằm mục đích để phục vụ cho lợi ích của các thành viên pháp nhân, các lợi ích này cũng cần phù hợp với lợi ích xã hội.
Chính vì thế mà việc thành lập pháp nhân cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục, theo trình tự do các văn bản pháp luật quy định cụ thể. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về trình tự thành lập và giải thể các pháp nhân tùy theo từng loại hình pháp nhân với mục đích và nhiệm vụ của các pháp nhân đó. (Cụ thể:
Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra các quy định về pháp nhân. Tuy không quy định cụ thể về khái niệm của pháp nhân, nhưng qua các điều kiện của pháp nhân thì có thể đưa ra một khái niệm cơ bản của pháp nhân như sau: Pháp nhân là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đây là một khái niệm cơ bản để chúng ta hiểu về pháp nhân cũng là để phân biệt với thể nhân (cá nhân) và các tổ chức khác trong hệ thống pháp luật Viêt Nam. Nếu một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó sẽ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà pháp luật đã quy định.
1.2. Điều kiện để có tư cách pháp nhân:
Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ bốn điều kiện sau đây:
– Thứ nhất: Một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi được thành lập theo quy định của
Theo như định nghĩa được nêu cụ thể bên trên thì rõ ràng pháp nhân không phải là một người (một cá nhân) mà phải là một tổ chức. Tổ chức này sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự mình thành lập hoặc cho phép thành lập. Vì thế tổ chức đó được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập theo đúng các quy định của pháp luật.
– Thứ hai: Một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo điều 83 Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân phải là một tổ chức có cơ cấu quản lý chặt chẽ:
“1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, ta nhận thấy một tổ chức muốn trở thành pháp nhân cần phải có điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định cụ thể. Trong điều lệ và quyết định thành lập cần phải có quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân.
– Thứ ba: Một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Trên thực tế, mỗi pháp nhân đều là tổ chức độc lập được xây dựng nhằm để xác lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của nó, nên bắt buộc phải có tài sản độc lập. Pháp nhân khi có tài sản độc lập mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà mình tự xác lập theo quy định của pháp luật.
Hoặc đối với trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân thì sẽ được thành lập hợp pháp với tư cách là doanh nghiệp tư nhân. Vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không tách biệt với tài sản cá nhân – chủ doanh nghiệp tư nhân đó như pháp nhân.
– Thứ tư: Một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Một tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập là một trong những điều kiện quan trọng để có tư cách pháp nhân. Vì pháp nhân là một tổ chức độc lập, được quyền giao dịch, xác lập quyền và nghĩa vụ nên bắt buộc nó có thể tự nhân danh chính mình. Pháp nhân có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện theo pháp luật của các pháp nhân đó.
Như vậy, có bốn điều kiện cụ thể để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thành lập pháp nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015:
2.1. Quy định về đăng ký, thành lập pháp nhân:
Theo Khoản 1 Điều 82 Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra quy định như sau:
“Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Thủ tục thành lập do các văn bản pháp luật quy định cụ thể. Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời đã quy định cụ thể về việc thành lập pháp nhân theo trình tự cách thức nhất định
Pháp luật dân sự quy định về việc đăng ký thành lập pháp nhân cụ thể như sau:
– Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.
– Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Trình tự thành lập pháp nhân:
– Thứ nhất, trình tự thành lập pháp nhân dựa trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Trình tự thành lập pháp nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gọi là trình tự mệnh lệnh.
Việc thành lập pháp nhân dựa trên nhu cầu thực tế, vào khả năng thực tại của các tổ chức có nhu cầu. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành ra quyết định thành lập pháp nhân trên cơ sở những đề xuất của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trình tự thành lập pháp nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trình tự thành lập theo quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quyết định thành lập pháp nhân cần có quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của pháp nhân, lĩnh vực hoạt động của pháp nhân. Trình tự mệnh lệnh thông thường được áp dụng để thành lập các cơ quan pháp nhân của Nhà nước.
– Thứ hai, trình tự thành lập pháp nhân dựa trên cơ sở sáng kiến của cá nhân, tổ chức:
Theo trình tự này, các pháp nhân sẽ được thành lập dựa theo sáng kiến của các sáng lập viên, hội viên hoặc của các tổ chức. Các chủ thể thành lập pháp nhân đó sẽ tự đề ra mục đích, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thành viên trong tổ chức của mình.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của điều lệ, sự cần thiết tồn tại của tổ chức đó và cho phép thành lập.
Trình tự thành lập pháp nhân dựa trên cơ sở sáng kiến của cá nhân, tổ chức thường được áp dụng nhằm mục đích để thành lập các pháp nhân là các tổ chức chính trị – xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, các quỹ từ thiện. Cũng cần lưu ý rằng các tổ chức này cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận điều lệ.
– Thứ ba: Trình tự công nhận:
Hiện nay, pháp luật đã dự liệu việc thành lập các pháp nhân bằng cách đưa ra các quy định về khả năng tồn tại của các pháp nhân đó thông qua các văn bản pháp luật hoặc các điều lệ, quy chế mẫu, quy định về điều kiện thành lập. Trong đó, các pháp nhân đã xác định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức đó, cơ quan điều hành cũng như điều kiện của thành viên. Và cũng dựa trên cơ sở các văn bản mẫu đó, các cá nhân hay tổ chức đưa ra sáng kiến thành lập pháp nhân theo đúng quy định pháp luật.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp theo trình tự, thủ tục đã quy định, trên cơ sở đó ra quyết định thành lập. Trình tự công nhân thường được áp dụng để thành lập các hợp tác xã, các công ti cổ phần, công ti trách nhiệm hữu hạn. Các doanh nghiệp khi muốn thành lập cần phải có điều lệ riêng được xây dựng trên cơ sở điều lệ mẫu do Nhà nước ban hành. Điều lệ của doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và doanh nghiệp đó cũng cần phải đăng kí kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.
Trong đời sống xã hội hiện nay, các pháp nhân là các chủ thể cơ bản tham gia vào các quan hệ dân sự – kinh tế thường xuyên, phổ biến và luôn là vấn đề phức tạp tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đem đến những lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước ta và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu các gánh nặng của xã hội.