Tổ chức tôn giáo là tập hợp những nhà tu hành, tập hợp những tín đồ, chức sắc của một tôn giáo nhất định (Có thể là Phật giáo, thiên chúa giáo ...), tổ chức và hoạt động theo một cơ cấu nhất định, được nhà nước công nhận nhầm thực hiện các hoạt động tôn giáo. Vậy vấn đề thành lập, chia tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức tôn giáo được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thành lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Luật Tôn giáo tín ngưỡng năm 2016 có quy định về vấn đề thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất và tổ chức tôn giáo. Cụ thể như sau:
-
Các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của pháp luật sẽ được quyền thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc khác; có quyền thực hiện hoạt động chia tách một tổ chức tôn giáo trực thuộc thành nhiều tổ chức tôn giáo trực thuộc mới; có quyền sáp nhập vào tổ chức tôn giáo trực thuộc vào cùng một tổ chức tôn giáo trực thuộc mới; có quyền hợp nhất nhiều tổ chức tôn giáo trực thuộc vào thành một tổ chức tôn giáo trực thuộc khác;
-
Sau khi thực hiện hoạt động chia tách, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia sẽ chấm dứt tồn tại trên thực tế, quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia sẽ được chuyển giao trực tiếp cho tổ chức tôn giáo trực thuộc mới, tổ chức tôn giáo trực thuộc mới sẽ thay thế để tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị chia;
-
Sau khi thực hiện hoạt động các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị tách và các tổ chức tôn giáo trực thuộc được cách sẽ tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động của tổ chức tôn giáo;
-
Sau khi sáp nhập tổ chức tôn giáo, các tổ chức tôn giáo bị sáp nhập chấm dứt tồn tại trên thực tế, quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức tôn giáo trực thuộc bị sáp nhập sẽ được chuyển giao trực tiếp cho một tổ chức tôn giáo trực thuộc mới (tức là tổ chức tôn giáo được sáp nhập);
-
Sau khi thực hiện thủ tục hợp nhất tổ chức tôn giáo, các tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ sẽ chấm dứt tồn tại trên thực tế được tính bắt đầu kể từ thời điểm tổ chức tôn giáo trực thuộc mới thành lập, quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức tôn giáo trực thuộc cũ sẽ được chuyển giao trực tiếp cho các tổ chức tôn giáo trực thuộc mới.
2. Điều kiện thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, có quy định về điều kiện thành lập, chia tách, sáp nhập và hợp nhất tổ chức tôn giáo. Theo đó, tổ chức tôn giáo và các tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ có quyền thành lập, hợp nhất, chia tách, sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
-
Hiến chương của tổ chức tôn giáo có quy định cụ thể về vấn đề thành lập, chia tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc;
-
Hoạt động của các tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi thực hiện hoạt động chia tách, sáp nhập, hợp nhất không thuộc một trong những trường hợp bị cấm căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016;
-
Có đầy đủ địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở trong quá trình hoạt động.
Đồng thời, đối chiếu với quy định tại Điều 5 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Bao gồm các hành vi sau đây:
-
Thực hiện hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị xuất phát từ lý do tín ngưỡng tôn giáo;
-
Có hành vi ép buộc, mua chuộc người khác, cản trở người khác theo tín ngưỡng tôn giáo hoặc không theo một tín ngưỡng tôn giáo bất kỳ;
-
Thực hiện hành vi xúc phạm tín ngưỡng, xúc phạm tôn giáo;
-
Tiến hành hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo trái quy định của pháp luật. Bao gồm: thực hiện hành vi xâm phạm đến hoạt động quốc phòng an ninh, xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, xâm phạm đến an ninh trật tự và an toàn xã hội, xâm phạm môi trường, hoạt động tín ngưỡng tôn giáo bi nhân xâm phạm đến đạo đức xã hội, xâm phạm thân thể, xâm phạm tính mạng sức khỏe, xâm phạm tài sản của người khác, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, hoạt động tín ngưỡng tôn giáo tuy nhiên cản trở quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, chia rẽ dân tộc, chia rẽ tín ngưỡng, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ những người theo tín ngưỡng tôn giáo này với người không theo tín ngưỡng tôn giáo, chia rẽ những người theo các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau;
-
Có hành vi lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, lợi dụng hoạt động tôn giáo để trục lợi cá nhân.
3. Thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về quy trình, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận thành lập, chia tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc. Theo đó:
(1) Trước khi thành lập, chia tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ gửi thành phần hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
(2) Thành phần hồ sơ đề nghị bao gồm các văn bản sau đây:
-
Văn bản đề nghị, trong đó cần phải nêu rõ lý do, tên tổ chức đề nghị, tên các tổ chức tôn giáo dự kiến thành lập, tên tổ chức hoặc tên người đại diện tổ chức trước khi chia tách, sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất; nêu rõ địa bàn hoạt động của tổ chức tôn giáo, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tỉnh tại thời điểm thành lập; địa bàn hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc và số lượng tín đồ của các tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi chia tách, sáp nhập và hợp nhất; cơ cấu tổ chức của các tổ chức tôn giáo, địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi tiến hành hoạt động thành lập, hợp nhất, chia tách, sáp nhập;
-
Văn bản tóm tắt toàn bộ quá trình hoạt động của các tổ chức tôn giáo trước khi tiến hành thủ tục chia tách, sáp nhập, hợp nhất;
-
Danh sách và sơ yếu lý lịch của người đại diện, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện của tổ chức tôn giáo và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;
-
Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc được soạn đúng theo quy định của pháp luật;
-
Văn bản kê khai tài sản hợp pháp của các tổ chức tôn giáo trực thuộc;
-
Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo.
(3) Thẩm quyền chấp thuận quá trình thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc bao gồm các cơ quan như sau:
-
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có trách nhiệm và nghĩa vụ trả lời bằng văn bản về việc thành lập, hợp nhất, chia tách, sáp nhập đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động trong cùng một tỉnh trong thời gian 60 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, trong trường hợp không đồng ý thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng;
-
Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo ở cấp trung ương là cơ quan có trách nhiệm và nghĩa vụ trả lời bằng văn bản về quá trình thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất đối với các tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động trong phạm vi nhiều tỉnh trong khoảng thời gian 60 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ, trong trường hợp không đồng ý thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
(4) Sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý, tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc cần đạt của văn bản thành lập, hợp nhất, chia tách, sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc. Hết thời gian 12 tháng (1 năm) được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận, trong trường hợp tổ chức tôn giáo và các tổ chức tôn giáo trực thuộc không tiến hành thủ tục thành lập, hợp nhất, chia tách, sáp nhập tổ chức tôn giáo trực thuộc mới thì văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo ở cấp trung ương sẽ hết hiệu lực pháp lý.
THAM KHẢO THÊM: