Quy định pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế? Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế?
Trong hoạt động về thuế việc xuất hiện các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động thuế là không thể tránh khỏi, những hành vi vi phạm sẽ được pháp luật trừng phạt thích đáng tùy thuộc vào mức độ mà hành vi vi phạm gây ra: Tuy nhiên ta tự hỏi cơ quan nào và chủ thể nào sẽ có thẩm quyền xử phạt các hành vi này.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 125/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Mục lục bài viết
1. Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:
Theo pháp luật Việt Nam thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt các đối tượng vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định cụ thể và rõ ràng tại Điều 32, 33 và 34 của Nghị định 125/2020/NĐ – CP. Bao gồm thẩm quyền xử phạt hành chính về thuế diễn ra trong ba loại hình thức hóa đơn là:
Thứ nhất, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế;
Thứ hai, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp;
Thứ ba, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thanh tra.
2. Quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế:
2.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thế được được quy định một cách rõ ràng và chi tiết tại Điều 32 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế
1. Công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 10; khoản 2, 3, 4 Điều 11; khoản 1 Điều 14; điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 20; khoản 2, 3 Điều 21; khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 23; khoản 2, 3 Điều 24; khoản 2 Điều 25; khoản 2 Điều 26; điểm a, c khoản 2 Điều 27; điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 29; khoản 1 Điều 30 Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Phạt tiền đối với hành vi quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định này;
d) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định này;
d) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định này;
d) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Theo đó những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế bao gồm:
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật thì công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền áp dụng phạt cảnh cáo đối với những đối tượng vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật thì đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có thẩm quyền áp dụng phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế của đối tượng vi phạm.
Thứ ba, theo quy định của pháp luật thì Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có thẩm quyền áp dụng xử phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế được pháp luật quy định. Bên canh đó Chi cục trưởng Chi cục thuế còn có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hiệu quả đối với các đối tượng có hành vi vi phạm để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
Thứ tư, theo quy định của pháp luật thì Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có thẩm quyền áp dụng xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 140.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm;
Bên cạnh đó Chi cục trưởng Chi cục Thuế còn có thẩm quyền trong việc ra quyết định đình chỉ hoạt động in ấn hóa đơn có thời hạn đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực in ấn tại Điều 21 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP và có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả từ các hành vi vi phạm gây ra.
Thứ năm, theo quy định của pháp luật Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền áp dụng xử phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 200.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thế được pháp luật quy định
Bên cạnh đó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động in ấn hóa đơn có thời hạn đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực in ấn tại Điều 21 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP và có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả từ các hành vi vi phạm gây ra.
2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp được được quy định một cách rõ ràng và chi tiết tại Điều 33 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Cụ thể
Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Chương III Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II Nghị định này;
d) Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này.
Theo đó, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm:
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền áp dụng xử phạt cảnh cáo đối với mọi hành vi và phạt tiến đến 50.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 126/2020/ NĐ – CP và có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hậu quả mà một số hành vi vi phạm gây ra.
Thứ hai, theo quy định của pháp luật Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền áp dụng xử phạt cảnh cáo mọi hành vi vi phạm và phạt triện lên đến 100.000.000 đồng cho đến 200.000.000 tùy thuộc vào từng loại hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 126/2020/ NĐ – CP và có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hậu quả mà một số hành vi vi phạm gây ra.
2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thanh tra:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp được được quy định một cách rõ ràng và chi tiết tại Điều 34 Nghị định 125/2020/NĐ – CP. Theo đó:
Thứ nhất, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
Thứ hai, Chánh thanh tra Sở Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền áp dụng xử phạt cảnh cáo đối với mọi hành vi và phạt tiến đến 50.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thanh tra.
Bên cạnh đó Chánh thanh tra Sở Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế còn có thẩm quyền quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 126/2020/ NĐ – CP và có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hậu quả mà một số hành vi vi phạm gây ra.
Thứ ba, Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền áp dụng xử phạt cảnh cáo đối với mọi hành vi và phạt tiến đến 70.000.000 đồng cho đến 140.000.000 đồng tùy thuộc vào từng loại hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thanh tra theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành còn có thẩm quyền quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 126/2020/ NĐ – CP và có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hậu quả mà một số hành vi vi phạm gây ra.
Thứ tư, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền áp dụng xử phạt cảnh cáo đối với mọi hành vi và phạt tiến đến 100.000.000 đồng cho đến 200.000.000 đồng tùy thuộc vào từng loại hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thanh tra theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, Chánh thanh tra Bộ Tài chính còn có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 126/2020/ NĐ – CP và có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hậu quả mà một số hành vi vi phạm gây ra.
Nhìn chung, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế ở các hóa đơn chủ yếu do người đứng đầu các cơ quan thuế quyết định và theo thứ tự từ thấp đến cao, các chức vụ càng cao thì sẽ có nhiều thẩm quyền hơn. Điều này là dễ hiểu bởi mức độ của từng hành vi kèm theo sự phức tạp của hành vi đòi hỏi những người có chuyên môn cao.