Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng. Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực công chứng.
Luật Công chứng được Quốc hội thông qua ngày 20/06/2014, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đến nay đã và đang thực sự đi vào đời sống xã hội.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói chung, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng nói riêng. Đây là vấn đề có nội dung tương đối phức tạp và nhạy cảm, bởi nó trực tiếp liên quan đến sự phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước; đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nó còn động chạm đến cái gọi là “quyền anh, quyền tôi” trong hoạt động chấp hành, điều hành, quản lý nhà nước, quản lý xã hội, xử lý vi phạm.
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính” được hiểu là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật xử phạt vi phạm hành chính quy định trong việc áp dụng các hình thức xử phạt chính, bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng hiện nay được quy định cụ thể từ Điều 65, 66, 67 của
Thứ nhất, chủ thể giữ một vai trò quan trọng trong việc xử phạt các vi phạm hành chính trong hoạt động trước hết phải kể đến đó là cơ quan thanh tra Tư pháp. Vì vậy, Nghị định 67/2015/NĐ-CP đã dành hẳn một Điều 67 quy định về thẩm quyền xử phạt của cơ quan này như sau:
“Điều 67. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra Tư pháp
1. Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
54. Bổ sung Khoản 1a, Khoản 1b Điều 67 như sau:
“1a. Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của Cục Bổ trợ tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
1b. Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;”
55. Sửa đổi Điểm b, Điểm d Khoản 2, Điểm b, Điểm d Khoản 3 Điều 67 như sau:
“2. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp có quyền:
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II; Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III; Chương IV; Điều 64a, Điều 64b và Điều 64c của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III, IV, Điều 64a, Điều 64b và Điều 64c của Nghị định này.”
56. Bổ sung Khoản 3a, Khoản 3b Điều 67 như sau:
“3a. Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Điều 64a, Điều 64b và Điều 64c của Nghị định này.
3b. Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1, các Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Mục 2 Chương III của Nghị định này.”
57. Sửa đổi Điểm b, Điểm d Khoản 4 Điều 67 như sau:
“4. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền:
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III, IV, V, Điều 64a, Điều 64b và Điều 64c của Nghị định này.”
Từ những quy định Điều này có thể thấy rằng trong cơ quan thanh tra Tư pháp thì có 2 chức danh có thẩm quyền xử phạt mà không bắt buộc phải trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm, đó là: Chánh Thanh tra có quyền áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm pháp luật khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 67/2015/NĐ-CP, Phó Chánh Thanh tra có quyền áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý hành vi vi phạm pháp luật khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 60 và được Chánh Thanh tra uỷ quyền.
Thứ hai, một cơ quan có thẩm quyền chung cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đó là Ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 66, Nghị định 67/2015/NĐ-CP. Một trong những mục đích của quy định này là để xử phạt các trường hợp vượt quá thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành, tránh trường hợp tồn đọng, chậm trễ trong việc giải quyết xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động.
Tuy nhiên, để hạn chế khi việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp nói chung, trong hoạt động nói riêng, Nghị định 67/2015/NĐ-CP đã quy định tại Điều 66 như sau:
“Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV, Điều 64a, Điều 64b và Điều 64c của Nghị định này.”